Trí tuệ nhân tạo, một công cụ phục vụ con người

Thứ ba - 15/10/2024 07:58 |   86
Phát biểu tại hội nghị Tiêu chuẩn Toàn cầu (GSS-24) ở thủ đô của Ấn Độ, sơ Raffaella Petrini, Tổng Thư ký Phủ Thống đốc Thành Vatican nhấn mạnh đến khía cạnh trí tuệ nhân tạo như một công cụ phục vụ con người.
cq5dam thumbnail cropped 750 422
cq5dam thumbnail cropped 750 422

Tổng Thư ký Phủ Thống đốc Thành Vatican: Trí tuệ nhân tạo, một công cụ phục vụ con người

 

 

Tổng Thư ký Phủ Thống đốc Thành Vatican bắt đầu bài tham luận bằng cách liên kết khái niệm “tiến bộ công nghệ” với “phát triển con người”, lưu ý rằng, một mặt, những công cụ mới cho phép giảm rủi ro, cải thiện công việc và điều kiện sống của chúng ta, và mặt khác, xã hội được kêu gọi sử dụng chúng có trách nhiệm về mặt đạo đức.

Theo cái nhìn của sơ Raffaella Petrini, tiêu chí được chọn để “huấn luyện” các công nghệ này là cần xem xét liệu các quyền cơ bản của con người có được tôn trọng hay không, các hệ thống này có đáng tin cậy và lâu dài hay không, và chúng có thực sự bền vững không. Trong bối cảnh này, hợp tác quốc tế, dựa trên đối thoại trung thực, là điều cần thiết trong việc thiết lập các chính sách chung có thể hướng dẫn sự phát triển của các mô hình này theo các tiêu chuẩn an toàn và nguyên tắc đạo đức. Tuy nhiên, cần phải đưa ra những suy tư chung và các giải pháp chính trị để tìm kiếm điều tốt và đúng đắn.

Trong bài tham luận, một lần nữa, Tổng Thư ký Phủ Thống đốc Thành Vatican trích dẫn sứ điệp Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024 của Đức Thánh Cha Phanxicô, lưu ý “sự cần thiết phải có một cuộc đối thoại liên ngành nhằm phát triển đạo đức của các thuật toán - đạo đức -, trong đó các giá trị hướng dẫn con đường của công nghệ mới”. Sơ Petrini nhắc thêm rằng công nghệ được sinh ra với mục đích: một công cụ để xây dựng thiện ích cho mỗi con người và một ngày mai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Một nguồn cảm hứng cụ thể trong việc áp dụng mong muốn này ngày nay minh họa một hình thức liên đới cụ thể cho phép các chính phủ thiết lập các ưu tiên và các tổ chức đảm nhận trách nhiệm đối với tất cả những người đối thoại của họ.

Phần kết luận, sơ Petrini đề cập đến sự hợp tác giữa các quốc gia với một chính sách lành mạnh, bằng cách thu hút sự tham gia của các lĩnh vực và kỹ năng khác nhau, có thể bảo vệ sự phát triển công nghệ và tạo điều kiện để sử dụng công nghệ một cách hiệu quả, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo. Tổng Thư ký Phủ Thống đốc Thành Vatican còn nhắc lại đề xuất của Tòa Thánh về việc thành lập một cơ quan quốc tế liên quan đến trí tuệ nhân tạo nhằm “phát triển khuôn khổ pháp lý và hoạt động” về cách sử dụng công cụ này cho “hòa bình”.

Nguồn tin Vatican News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây