Cộng đoàn Taizé đồng hành ở Ucraina

Thứ tư - 23/10/2024 04:50 |   63
Để đồng hành và nâng đỡ những người đau khổ ở Ucraina đang bị chiến tranh tàn phá, giúp họ không mất hy vọng, một số thành viên của Cộng đoàn Taizé tại Pháp đã đến đó từ ngày 25/9 và sẽ ở lại đến ngày 07/11.
cq5dam thumbnail cropped 750 422 (2)
cq5dam thumbnail cropped 750 422 (2)

Cộng đoàn Taizé đồng hành với những người đau khổ ở Ucraina để giúp họ không mất hy vọng

 

Thầy Matthew, Bề trên Cộng đoàn Taizé tại Pháp giải thích với trang mạng Sir của Hội đồng Giám mục Ý rằng vẫn chưa phải lúc nói đến việc “chữa lành”, nhưng là lắng nghe “tiếng kêu” đau khổ từ các vùng xung đột. Lắng nghe người trẻ, nhất là những người không ngừng đấu tranh.

Chính thầy đã đến đất nước này vào tháng 5, và từ chuyến đi đó, Bề trên Cộng đoàn Taizé nhận thấy rằng cần phải quay trở lại Ucraina, vì có nhiều người đang tìm kiếm cơ hội để cầu nguyện và gặp gỡ. Thầy nói: “Chúng tôi không có khả năng lớn mang đến đó viện trợ nhân đạo. Tuy nhiên, điều chúng tôi có thể làm là mang lại khả năng cầu nguyện và ở bên họ, cùng như sự tham gia của mọi người từ các nhóm của các Giáo hội Kitô khác”.

Thầy Matthew chia sẻ, động lực để Thầy quyết định đưa các thành viên của Cộng đoàn đến Ucraina vì Taizé được sáng lập trong thời chiến. Thầy nói: “Khi tự hỏi Chúa Thánh Thần muốn nói gì với Cộng đoàn chúng tôi hôm nay, ký ức về nguồn gốc quay trở lại với tôi”. Từ đây, Thầy được chất vấn về sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro để ở bên cạnh những người đang đau khổ trong các vùng xung đột, để cầu nguyện, lắng nghe và đồng hành với họ. Hiện tại có rất ít người đến Ucraina. Và khi đến với mọi người, điều được yêu cầu nhiều nhất là: “Các bạn đừng quên chúng tôi. Hãy kể lại những gì các bạn đã thấy và cho mọi người biết những gì chúng tôi đang trải qua. Bởi vì điều chúng tôi sợ nhất là bị bỏ rơi”.

Theo Bề trên Cộng đoàn Taizé khi chứng kiến thực tế những gì đang xảy ra, Thầy nhớ đến gương của Thầy Roger, vị sáng lập Cộng đoàn. Trong Thế chiến thứ hai, vị sáng lập này đã chào đón những người đang gặp nguy hiểm hoặc đau khổ. Sau chiến tranh Thầy đã đón tiếp các tù nhân Đức ở các trại gần đó. Chính đây là một mẫu gương rõ ràng đối với Bề trên Cộng đoàn hiện nay.

Thầy Matthew kết luận: “Điều thay đổi tôi là mặc dù đau khổ, tôi vẫn thấy niềm hy vọng nơi họ. Và bây giờ chúng tôi được kêu gọi nâng đỡ niềm hy vọng này”.

Nguồn tin Vatican News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây