Cụ Sáu Trần Lục dưới con mắt chính khách, sử gia và chứng nhân

Thứ ba - 19/07/2022 09:52 |   2340
 Cụ Sáu Trần Lục dưới con mắt chính khách, sử gia và chứng nhân

 Cụ Sáu Trần Lục dưới con mắt chính khách, sử gia và chứng nhân


 

Phó tế Phạm Bá Nha
 
CHA PHÊRÔ TRẦN LỤC (1825-1899)

Cha Phêrô Trần Lục sinh sống cách nay hơn 200 năm (1825-2022). Ngoài cung cách là tu sỹ, linh mục đã từng nếm mùi gian lao trong thời cấm đạo. Ngài còn là danh nhân của cuối thế kỷ XIX. Sự nghiệp Ngài nổi bật về cả đạo đức, giáo dục, văn hóa, xã hội lẫn công trình kiến trúc. Ngài được dân chúng mến chuộng và nhiều chính khách đương thời không ngớt ca ngợi.

Nhân đây, xin ghi lại, theo thời gian, những lời khen kính tặng Cụ Sáu Trần Lục của chính quyền bấy giờ, của những nhân vật nổi tiếng đã từng tiếp xúc, nghe nói về con người phi thường này. Hoặc tham quan cơ sở Phát Diệm, nơi Ngài thi thố tài năng, để lại dấu tích lịch sử một thời vàng son.

1875, vua Tự Đức (1848-1883) nhận thấy Cụ Sáu có nhiều thành tích lo cho dân chúng an cư lập nghiệp và sống yên ổn. Vua trao cho Cụ một huy chương Kim Khánh và 5 huy chương Kim Tiền. Trên các huy chương có ghi:

Kim Khánh: Triều Đình Tín Chí (Triều Đình tin cậy)

Kim Tiền I: Vạn Sự Như Ý (Chúc mọi sự được như mong muốn)

Kim Tiền II: Triệu Dân Lai Chi (Nhân dân tin cậy tín nhiệm)

Kim Tiền III: Sử Dân Phú Thọ (Làm cho dân giầu có thịnh vượng)

Kim Tiền IV: Thủ Chính Bất A (Trung thành không dua nịnh)

Kim Tiền V: Đồng Khánh Sắc Tứ (Đồng Khánh ban sắc khen)

1879, vua lại gửi văn thư chính thức có dấu đỏ, đề cao tinh thần phục vụ dân nghèo của xứ Phát Diệm. Chính cha khéo 1éo hòa giải để lương giáo sống hòa hợp vui vẻ.

Cụ Trần Lục hòa giải và đem hòa thuận giữa lương dân và người theo đạo Giatô tại

Đông Kinh. Ngài là người có công tâm, thiên hạ đều nhận thấy. Vua và triều đình cùng tín cẩn.

1876, Nhà bác học Petrus Jean Baptiste Trương Vĩnh Ký (1837-1898) trong chuyến thăm Bắc Kỳ năm Ất Hợi, từ 18.12.1976 đến 21. 3. 1877, đang ở Hà Nội, nghe tin Cụ Sáu, ông xuống Phát Diệm được Cụ Sáu đón tiếp, 8-11. 2. 1788, công việc xây cất giáo khu còn bề bộn. Ngoài chương trình, nhà bác học nhận định Cụ Sáu là người cởi mở lịch thiệp và tài ba:

Tối chạng vạng tối thuyền mới đến bến, đậu ngoài vàm rạch, cho người thiệp lên trình. Cụ Sáu cho rước lên nhà vuông xơi nước. Sau mời lên lầu chuyện vãn cho đến tới giờ thứ 11 mới phân ra đi ngủ. Sáng ra Cụ mời cho đi xem lễ, rồi đi ra nhà thờ Trái Tim, nhà thờ Đức Bà…Vậy phần thì vào chay rồi, phần thì Cụ mắc bận, nên từ Cụ mà đi Thanh Hóa. Vậy Cụ liền dạy Sấm Truyền, đồ hỏa thực, lại cho thầy Trương văn Thông đi theo đem đường.

Về nghệ thuật xây cất giáo khu Phát Diệm. Ông Trương Vĩnh Ký viết nhiều bài thơ tả thắng cảnh Phát Diệm. Ông tả lại các hang đá chung quanh qua bài thơ ‘Hiếu Sơn Cao Đính’:

Ngoài có hồ trong lại hàng

Rõ ràng thay, hà xứ bất giang san

Ấy mớ biết: thiên chi hạ, mạc vi phương thổ

Thơ rằng: Hòa khí dữ xuân phong

Nhớ có câu: đạo vị vô cùng

Sách có chữ: đại dĩ nhân chí thắng

Tứ phương giai ngã cảnh

Nhân dĩ đức nhi long

Hữu thiên hà xứ bất (tr.25-26)

1884, chính phủ bảo hộ Pháp thấy uy tín Cụ Sáu ngày càng mạnh, và cả nước đều biết danh tiếng. Dân chúng sinh sống làm ăn trong thanh bình. Đã tặng ngài huy chương Đệ Ngũ Bắc Đẩu Bội Tinh (La Croix de Chevalier de la Légion d’honneur)

1885, vua Đồng Khánh (1864-1889) phong cho Cụ Sáu chức Tham Tri Bộ Lễ và Khâm Sai Tuyên Phú Sứ và cấp cho một ấn quan có khắc 7 chữ: KH M SAI TUYÊN PHỦ SỨ QUAN PHONG. Và ấn Tiểu Kiếm có khắc 4 chữ: KH M SAI TUYÊN PHỦ. Tức là Cụ Sáu có quyền hành như Phó Vương. Vị khâm sai của Hoàng Đế. Từ đó, người ta quen gọi Cụ Sáu là ‘Quan Lớn Khâm’. Vua chấp nhận và phê trong sớ xin phong tước, do quan Kinh Lược Nguyễn Hữu Bài trình, như sau:

Kẻ đáng người hiền, thì đáng trọng thưởng. Nhà ngươi liệu như vậy là thậm phải lắm. Việc mà được trôi xuôi là do người hiền biết dụng người. Trẫm đã xét, phải tuân như vậy.

1889, vua Khải Định (1885-1925) ra sắc chỉ ban cho Cụ Sáu đặc quyền của THƯỢNG THƯ DANH DỰ Bộ Lễ (23.4. 1889). Và 25 năm sau khi Cụ qua đời, 17.7. 1925, phái đoàn đại thần từ Thanh Hóa đến Phát Diệm do quan Tổng Đốc Thanh Hóa đại diện triều đình dẫn đầu, đọc sắc lệnh nhà vua

1891, ông Lord George Curzon, người Anh, theo Tin Lành, toàn quyền Anh tại Ấn Độ. Sau khi thăm và gặp Cụ Sáu về, ông viết trên báo National Observer, một bài tựa đề: ‘Một Giáo Hoàng Nhỏ tại Annam’ (Petit Pape au Annam). Hết sức ca khợi tài đức Cha Trần Lục và luyến nhớ Phát Diệm.

Chưa có người Anh nào đặt chân lên đất Phát Diệm… Trong các nơi tôi đi qua, Phát Diệm là nơi xuất sắc hơn cả… Cụ Sáu đã xây cất xong 4 nhà thờ cạnh, còn nhà thờ lớn đang xây dở dang. Nếu xong nó chẳng thua gì các đại thánh đường u Mỹ…Từ khi từ giã Phát Diệm, tôi luôn nghĩ mình chẳng bao giờ gặp một nhân vật nào có tướng mạo uy nghi như vị Giáo Hoàng Nhỏ này. Cầu mong cho Ngài trường thọ khang an (L’Avenir du Tonkin 29.9. 1938)

1893, ông De Lanessan, Toàn Quyền Đông Dương báo tin đến thăm, Cụ Sáu cho xây cất cấp tố căn nhà khang trang để đón tiếp thượng khách. Lưu tại nhà xứ 2 đêm, thấy nhà thờ Trái Tim, trạm trổ tinh vi, ông đề nghị xin Cha Sáu cho mượn đem về Paris triển lãm quốc tế. Cụ Sáu từ chối.

1896, kỹ sư Rousseau Toàn Quyền Đông Dương khác cùng đi với gia đình và Tùy viên HL Lyautey sau là Trung Tướng Pháp và Hội Viên Hàn Lâm Viện Pháp, kỹ sư Rousseau bỡ ngỡ và cho biết phải có một kiến trúc sư đến học hỏi, sao chép về công trình kiến trúc độc đáo đáo này.

Đây là một kỳ công đẩy chúng ta về thời đại Pharaon, có những kim tự tháp. Đúng hơn là, về thời trung cổ, có những đại giáo đường, xây cất cả trăm năm mới xong, không cần cơ khí tối tân…Nếu 5 nhà thờ là niềm vui và hãnh diện của Cụ Sáu, thì Cụ còn một công trình lớn lao hơn là chinh phục sóng biển trong 30 năm được 10 cây số, biến đất xình lầy thành cánh đồng ruộng lúa phì nhiêu tốt tươi. (L’Avenir du Tonkin, 29.9. 1938)

Général Pháp Hubert Lyautey (1854-1954) viết thư về Pháp tỏ lòng kính phục của ông và gia đình Rousseau, thư có đoạn:

Phát Diệm chính là Cha Sáu, Ngài là linh mục Annam, lớn tuổi, một trong những anh hùng gương mẫu. Người lúc nào cũng hăng say làm việc để sản xuất. Cha làm được tất cả những gì Cha muốn. Khu vực hoạt động của cha ảnh hưởng rất lớn. Khi gặp thiếu thốn hay khó khăn, cha làm việc nhỏ thành lớn được. Cha được cất nhắc lên chức bậc quan trọng của triều đình như Khâm Sai, Kinh Lược, Tổng Đốc…Cha Sáu có đủ quyền hành trong tay, trọng tài, phán quyết và trọng bổng. Nhưng cha không để mình lệ thuộc vào danh vọng này. Vì Ngài sống theo tinh thần đức tin và cho công việc truyền giáo. (Maréchal HL Lyautey. Letres du Tonkin et de Madagascar (1894-1899) Paris, 1921)

1898, cha Rousseille Tổng Quyền Hội Truyền Giáo Paris đến thăm Phát Diệm được Cụ Sáu và giáo dân niềm nở đón tiếp trọng thể. Cha gọi nhà thờ Phát Diệm là ‘Thành Cầu Nguyện’. Trong thư gửi về Pháp, cha ghi lại nhiều chi tiết về Cụ Sáu và lòng đạo đức của giáo dân:

Cha Sáu là người bản quốc, có nhiều chức tước. Tới Phát Diệm, tôi được Cha Sáu đón

tiếp theo thủ tục địa phương, có chiêng trống, cờ quạt rước vào ‘Thành Cầu Nguyện’.

Gọi là ‘Thành Cầu Nguyện’ vì suốt ba ngày ở đây, tôi chỉ nghe đọc kinh và cầu nguyện. Có 5 nhà thờ nhỏ và một thánh đường rộng lớn. Đặc sắc và nổi bật nhất là phương đình toàn đá, trông như điện Versailles, nhưng Versailles cầu nguyện. Bổn đạo lúc nào cũng tuốn đến nhà thờ như trẩy hội. Ngoài sân cũng như trong nhà thờ, người đông như nêm. Trẻ em đi lại như ong bướm, rất ngoan và lễ phép. Thấy chúng tôi, các em khoanh tay, cúi đầu chào tử tế.



1902, Báo Nam Kỳ Địa Phận, số 201, 7.11.1902 và các số kế tiếp, tác giả Joseph (Huế), trong bài “Tích Cụ Sáu” (Père Six. Chevalier de la Légion d’honneur) viết về Cụ Sáu (tên gia đình là Hữu) còn nhỏ, đi tu (lúc 18 tuổi, tên là Triêm), mãn trường nhỏ (Tiểu chủng viện) được chọn dạy học tại trường. Học Lý Đoán, chịu chức Năm, Sáu và Thầy Cả, 1858 (nên quen gọi là Cụ Sáu). Cùng năm, tại La Mát Cha bị bắt ở tù, bị đánh đập dã man. Lệnh cấm đạo, bãi bỏ. Cha được tha. Về Phát Diệm, Cha lo xây khuôn viên nhà thờ Phát Diệm và lễ an táng (1898). Lời nói cuối của cha: “Hãy đánh chuông cầu nguyện cho tôi”. Theo di chúc chôn thi thể cha nơi “cho mọi người giẵm lên”. Tác giả kết luận: Người đã khuất khoảng 13 năm rồi, mà ai ai cũng còn nhớ công ơn danh vọng người lắm. Người đã nên thầy cả bổn quốc rạng danh phần đạo phần đời phò vua vực nước dưới thế này, ắt là Vua cả trên Trời, sẽ thưởng người lên ngự tòa thiên quốc chẳng sai. (số 233, 26. 6. 1903, tr. 499)

1925, Đức Ông Jean de Guébriant (1860-1935) Bề trên Hội Thừa Sai Paris, trong tựa đề sách “Documents Sur Le Clergé Tonkinois aux XVII et XVIII siècles (viết về 53 linh mục. Tư liệu lịch sử. Hàng Giáo sỹ Bắc Kỳ thuộc Thế kỷ XVII và XVIII) bút ký của Đc Néez, Đại diện Tông Tòa Tây Đàng Ngoài, do Hội này xuất bản, P. Téqui. Paris, 1925, đã kể đến Cha Sáu Phát Diệm:

…Gần chúng ta hơn, có Cha Sáu (Triêm), rất được dân chúng Bắc Kỳ mến mộ. Người xây cất nhà thờ chính tòa Phát Diệm. Và đứng ra phát quang nhiều vùng đất mênh môn để biến thành ruộng lúa và hoa màu rộng lớn màu mỡ phì nhiêu (tr. 14)

1928, cụ Phêrô Giuse Nguyễn Hữu Bài (Quảng Trị, 1863-1935) Thượng Thư Bộ Binh thời vua Khải Định, từ Huế ra Phát Diệm (1925). Cụ đến nghiêng mình trước mộ Cha Sáu và để lại bài thơ “Viếng Mộ Cụ Trần Lục, Nam Tước Phát Diệm”

Trước mồ, đứng sững, lụy châu rơi

Phảng phất thần linh, thấy dáng Người

Đạo đức thơm lừng năm coi đất

Công danh sáng dậy một phương trời

Thánh Đường, dường cột cây không đủ

Cửu pháp, tầng thành, đá chẳng rơi

Khoán sắt, thơ son, truyền sự nghiệp

Trung trinh hai chữ để muôn đời

(Thái Tử Thái Phó Nguyễn Hữu Bài, kính đề.

Phát Diệm, 25.11.1925)



1929, Ký gỉa Yvonne Schutz viết trong báo Illustration, 9.11. 1929, về công trình điêu khắc và xây cất nhà thờ chính tòa Phát Diệm và phương đình vừa kỳ công vừa lộng lẫy.

…Chúng tôi chưa từng thấy những tác phẩm điêu khắc kỳ công trên 5 cửa chính vào nhà thờ chính tòa cho chúng ta hiểu những kỳ bí của hài hòa giữa hai lối kiến trúc Indo và gothique. Những bông sen, cây chuối che bóng, những hoạt cảnh Kinh Thánh. Mấy chú bò trâu mọc sừng, những nhân vật dáng người sơ khai, nhưng lại mang nét mặt Phật giáo…Tất cả những điêu khắc này ky lạ công phu làm tôi hết sức ngỡ ngàng và vô cùng thán phục người sáng tạo…Ngày nay, Cụ Sáu liên kết với thời gian. Nếu nói đây phép lạ thì, phép lạ của lòng kiên nhẫn và bền chí.

-Lối kiến trúc tổng quát phía trong nhà thờ, có phần mô tả các cung điện kinh thành Huế. Cổ kính nhưng kiến trúc đúng kiểu cách. 16 cột gỗ cao 13 thướng, 1 thước đường kính chọn từ những cây lim liền, trên dưới bằng nhau. Trong bao nhiêu cây gỗ dài, mới lựa được ít cây dài và thẳng như thế. Đầu nhà thờ có bàn thờ chính, sơn son thiếp vàng, lóng lánh chiếu tỏa ra hai bên hông nhà thờ. Bàn thờ hiện hình như một vết đỏ tươi. Chúng tôi chưa từng thấy cung thánh nào rực rỡ như cung thánh ở đây. (Phạm Đình Tân. Tâm Hồn VN. 1988, tr. 116)

1930, báo Nam Phong số 152 Juillet 1930 và số 163 Juin 1931 có đề cập đến phong thổ Ninh Bình, Phát Diệm. Cụ Sáu Trần Lục tài đức, có công khai phá phần đất mầu mỡ đồng ruộng xanh tươi: Ông Trần Lục (tên gọi là Cụ Sáu) chuyên lo giảng đạo. Là người có kiến thức.

1935, Đức Ông OLichon Bề trên Tổng Hội Truyền Giáo hàng Giao Phẩm Pháp viết đầy đủ về cha Trần Lục trong tác phẩm LE PÈRE SIX Curé de Phat Diem Vice-roi en Annam, Paris, 1935.

Cha Sáu là linh mục khiêm nhường và thánh thiện. Người nhiệt thành trọn đời hiến thân phụng vụ Thiên Chúa và các linh hồn. Đối với các giám mục, cha là cha xứ luôn tuân phục, không phô trương, lúc nào cũng năng nổ với bổn phận mục vụ. Đối với vua quan, khi cần bảo vệ tự trọng dân tộc, cha tỏ ra mềm mỏng uyển chuyển, nhưng rất đanh thép. (tr. 103)

Cha Sáu là mẫu người mẫu mực thận trọng cẩn mật, kín đáo và rất tế nhị với mọi người. Vóc dáng bên ngoài có vẻ yếu ớt, nhưng bên trong thinh lặng, một vũ khí sắc bén, cương nghị phán đoán chắc chắn trong mọi vấn đề. (tr. 105)

Cha Sáu sinh ra để làm lớn, nhưng không có đất dụng võ. Cha thi thố tài năng trong mảnh đất nhỏ hẹp. Cha đóng vở kịch vĩ đại trên sân khấu nhỏ bé. Cha thực hiện 10 công trình kiến trúc quy mô trên diện tích 10.000 thước vuông.

1938, Đức Cha GB Nguyễn Bá Tòng (1868-1933-1944) giám mục VN đầu tiên của Phát Diệm. Người kế vị Cụ Sáu, nhiều lần nhắc nhở những ai đang sinh sống, thửa những sự nghiệp của cha Trần Lục, ông tổ Phát Diệm. Cha Trần Lục chuẩn bị cho Phát Diệm có tòa Giám Mục khang trang đẹp đẽ.

-Hẳn thật nhờ ơn Cụ Sáu, mà Phát Diệm rất được vẻ vang, ngôi thánh đường nguy nga rực rỡ, tráng lệ, vàng chói khác nửa nhiều quang. Địa cảnh lại mỹ quan khác nào

nơi đế điện. Dù Tây Nam du lịch tới đây cũng trầm trồ chắc lưỡi. Ấy là tòa sáng lập lâu năm về trước, hầu nên tòa giám mục đời sau. Ơn ấy dù nước chảy đá mòn thì, lòng son cũng không phai lợt (Phát Diệm, 3.11. 1935)

Tôi quyết rằng không có người VN nào mà được như Cụ Sáu Trần Lục làm vẻ vang Giáo Hội Bắc Kỳ, làm cho con cháu Phát Diệm danh dự, cha của dân tộc Đông Dương.

Trong diễn văn khác tại Phát Diệm được báo L’Avenir de Tonkin, 29.9.1938, đăng trọn bài. Đc công nhận cha Trần Lục là nhà kiến trúc, vị quan cai trị và nhà ngoại giao, linh mục hiền hậu và khiêm tốn. Ngoài việc đạo, cha Trần Lục còn lo cho dân về mặt xã hội.

Hồi bấy giờ Phát Diệm chỉ là một nơi đồng chua nước mặn, đầy lau cói. Dân cư sống lam lũ với mấy chục mẫu ruộng xấu. Không thể giữ nạn thủy tạo, không có sông ngòi khai khẩn đất hoang. Đấng chăn chiên mới về dân sự bèn nhất quyết sửa sang lại nơi hỗn mang ấy. Từ 1865 đến 1975, Ngài làm việc kiên gan trầm tĩnh.

1956, ĐHY Constantini, Bộ Trưởng Bộ Truyền giáo, viết về Cụ Sáu, trong “Acte Sacra” (Mỹ Thuật Tôn Giáo), được báo Missi trích dẫn.

Cha Trần Lục quan niệm cơ cấu thánh đường tùy thuộc vào nhu cầu phụng vụ Công Giáo. Hơn nữa, cha biết dùng những yếu tố kiến trúc, cách trang trí theo mỹ thuật địa phương làm sống lại tư tưởng Kitô giáo. Thợ làm đều người địa phương. Khi vẽ mẫu, chạm đá, khắc gỗ, họ làm nhiệt thành, tự do, tự nhiên diễn tả cảm nghĩ mình. Nhờ đó, công trình thành biểu lộ tính cách đồng nhất hoàn hảo. Ngay cả trong chi tiết nhỏ cũng thế. (Ns Missi, Pháp, 1956)

1962, Lm giáo sử Phan Phát Huồn, DCCT (1925-2015), trong cuốn “Việt Nam Giáo Sử”, viết: Thời Cụ Trần Lục, Phát Diệm hai phần ba địa cư là rừng núi, một phần ba là đồng bằng, miền núi thưa thớt, trái lại đồng bằng, đông dân chen chúc. (Q II, tr. 247)

1963, Lm Giuse Trần Công Hoán, Phát Diệm, trong tác phẩm “Tiểu sử Cụ Sáu Trần Lục, linh mục Nam Tước Phát Diệm” đã dành chương IX, ttr 88-101, viết đầy đủ về kỳ công Phát Diệm: Từ nhà lá (1862) đến nhà thờ rộng hơn (1871) và hoàn thành kiến trúc giáo khu dự trù vào 1899. Cha Sáu xây nhà thờ theo lời khấn xin với Đức Mẹ và Trái Tim Chúa khi bị đau nặng (1874)

1987, Học giả Hương Giang Thái Văn Kiểm (1922-1015) viết:

Trước 1975, tại Tân Định có trường công lập Trần Lục từ 1954 (do Lm Trần Phúc Long làm hiệu trưởng). Giáo sỹ Trần Lục (Pere Six) có công nhiều với đồng bào Phát Diệm: xây bờ đê, 1873-1883, xây khu nhà thờ, 1871-1891 bằng sức người. (Ns dân Chúa u Châu, số 65, 11.1967, ttr. 28-29)

1988, Bộ Văn Hóa VN công nhận quần thể khu nhà thờ Phát Diệm 1à “Di sản văn hóa quốc gia”.

1991, Tòa Giám Mục Phát Diệm:

Phổ biến tài liệu, 23 trang, loại bỏ túi “Nhà thờ Lớn Phát Diệm 1891-1991” giới thiệu: Lịch sử, họa đồ, ao hồ (ở số 3), phương đình (6) mộ Cụ Sáu (7) nhà thờ chính tòa (8) nhà thờ Thánh Giuse (9) nhà thờ Thánh Phêrô (10) nhà thờ Đá (11) núi Sọ (12) Hang đá Belem (13) Vòi phun nước (14) nhà chung (15) Hang Đá Lộ Đức (16) nhà thờ Trái Tim (17) nhà thờ Thánh Rôcô (18). Đồng thời còn phổ biến tập hình màu thắng cảnh khuân viên nhà thờ Phát Diệm.

2003, phát hành CD về 100 năm Nhà thờ Phát Diệm (the Cathedral, 2003) (Chương trình phát thanh Tiếng Vọng Tình Thương, San José, Ca, HK, phát hành bộ cassette, 3 băng ‘Cụ Sáu Trần Lục’: Thân thế, Văn Hóa và Xã Hội.

3) Năm 2019, ngày 25.10, tổ chức tọa đàm về cha Trần Lục, ‘Danh nhân Văn Hóa Dân Gian’ (2 buổi, 5 bài)

1991, Đc Phaolo Bùi Chu Tạo (1909-2007), đã mạnh mẽ tổ chức kỷ niệm 100 năm nhà thờ Phát Diệm (1891-1991) đem lại nguồn sinh lực cho sinh hoạt tôn giáo. Phát Diệm có mở Năm Thánh (từ 7. 10. 1990 đến 14.11. 1991). Dịp này, trong thư chung, Đc viết: Nhà thờ Phát Diệm chúng ta là hình ảnh Hội Thánh nói chung và giáo phận nói riêng. Muốn xây nhà thờ phải có cột xà, kèo, đá, gạch, ngói…Những vật liệu ấy, có khi phải đục, đẽo, cưa, bào… Rồi mới lắp lại cho tất cả ăn khớp với nhau thành cái gì vững chắc. (PD, 25.10.1990). Thư chung dịp lễ bế mạc năm Kỷ Niệm 100 năm, Đc viết: Năm 1999, kỷ niệm 100 năm ngày qua đời của cha Trần Lục, vị linh mục có công lớn trong việc xây dựng cơ sở vật chất và tinh thần đạo đức cho Phát Diệm. (PD 26. 9. 1991: Phaolô Bùi Chu Tạo và Giuse Nguyễn Văn Yến). (Kỷ Yếu Phát Diệm. 1891-1991, tr.257 và 280)



1995, Lm giáo sư Rocô Trần Phúc Long, khổ A4, trong bộ, “25 Giáo Phận Việt Nam’, tập 1, giới thiệu Phát Diệm, ttr.19-76 về lịch sử và 25 trang hình màu, các nhà thờ. Phát Diệm bị dội bom nhiều nơi vào 1964 và 1972. Hư hại nhiều. Tới 1973, Đc Tạo và giáo dân mới sửa xong. (tr. 26). Trong Kỷ Yếu Phát Diệm (1891-1991), xb tại HK, 1992, khổ A4, 300 trang, sen kẽ 273 hình đen trắng. Trong phần I, Giáo phận Phát Diệm: có viết vể cuộc đời giáo sỹ Trần Lục (tr. 47-53)

1996, Lm Dũng Lạc Trần Cao Tường (1948-2010) cho rằng:

Công trình Việt hóa của Cụ Sáu Trần Lục quả là tài tình và sâu sắc. Không như một hoa hòe hoa sói hay do tự ái dân tộc, mà phát xuất từ bắt buộc, vì muốn đạo Chúa thấm vào trong mạch máu và rung được trong tế bào người Việt. Đó là qui trình của vũ khúc bầy chim về tổ vuông tròn, con đường trở vào lại được vườn Địa Đàng hạnh phúc. (‘Khi Đạo mang thịt xương Việt’. Trần Lục, Canada, 1996. ttr. 75-96)

1996, Nhà văn Trà Lũ Trần Trung Lương viết: Ngài (cha Trần Lục) đã đem những điều học hỏi được về áp dụng vào việc kiến trúc quần thể nhà thờ Phát Diệm (Các giai thoại về Cụ Sáu. 30 số. Trần Lục, Canada, số 11, tr. 479)

1996, Lm Thi sỹ Cung Chi Đinh Đồng Thượng Sách, viết thơ “phục tài” sự nghiệp Cụ Sáu:

Thánh đường Phát Diệm khu quần thể

Ai cũng phục tài: Kiến trúc gia

…Cụ Sáu Triêm: bậc đại tài.

(Thương Ngàn Thương. Tập III, Paris, 2012. tr. 65)

1996, nhà nghiên cứu Phạm Đình Khiêm (1920-2013) trong bài ‘Trần Lục: Hai sứ điệp trên đá’ viết:

Cụ Trần Lục xây dựng công trình này vào buổi đầu tiếp xúc với tây phương. Biết bao người đã lóe mắt trước cái tân kỳ của văn minh u Tây, mơ ước hoặc chạy theo những bóng hình của văn minh đó và đầy mặc cảm đối với cái vốn văn hóa truyền thống dân tộc…

Rõ rệt là Cũ đã đi ngược lại trào lưu ấy. Cụ muổn chứng minh, hiển dương những gì là tinh hoa, tinh túy của người Việt, những gì tạo nên cái hào khí của dân tộc. (x. Trần Lục. Canada, 1996. tr. 117-125)

1997, theo Lm giáo sư Triết Đông Lương Kim Định (Bùi Chu, 1914-1997):

Cái nét cong lớn như thuyền cong, nhà mái cong hay những đình có đầu đao cao vắt hoặc những vòng chạy quanh đồ vật…là điểm đặc trưng, bởi nét cong là hệ quả do sự hòa hợp giữa tròn và vuông, tức tinh thần bao trùm vật chất khiến vật chất không còn quá gẫy khúc nhưng trở nên cong. Đấy là hậu qủa của giao thoa giữa tròn-vuông.

(Sứ Điệp Trống Đồng. xb Thanh niên quốc gia. HK, 1982, ttr 111-112)

1998, Lm khảo cứu Phêrô Hán Chương Vũ Đình Trác (Bùi Chu, 1932-2003) đánh giá và xác nhận:

Con người của giáo sỹ (Trần Lục) với cuộc đời siêu đẳng đã giải hòa được mọi thế lực đối kháng. Nhân đức chân thực và phong phú chính là một bao dung hài hòa, đắp đổi cả mọi thế lực và bất trắc.

Con người Giáo sỹ là kết tụ các yếu tố đạo-đời. Là một giáo sỹ thượng đạt. Ngài làm trọn những gì là chính đạo là phúc đức. Là “dân chi phụ mẫu”. Ngài đem lại cho dân những lợi ích cả vật chất lẫn tinh thần. Là một giáo sỹ VN, đã đóng góp cho VN những tinh hoa văn hóa đúc kết bằng đạo hạnh và truyền thống cố hữu. (Công Giáo VN trong Truyền Thống Văn Hóa dân tộc. HK, 1996, tr. 105)

1999, nhà biên khảo Lê Đình Bảng viết:

Phương đình Phát Diệm đứng xững uy nghi trước nhà thờ lớn, là kiến trúc đồ sộ nhất của Cụ Sáu, hoàn tất 1898. Phương đình có nghĩa là “đình làng hình vuông” là phòng họp chung, có những bàn đá để ngồi. (Ở Thượng Nguồn Thi Ca Công Giáo VN Miền Thơ Huấn Ca. tr. 86)

1999, nhạc sư Phạm Duy (Cẩn) (1921- 2013), trong lễ tết vùng New Orleans, Louisiana, trong vũ khúc ‘Bày Chim Việt’ hướng về VN (có Phát Diệm) áp dụng vào phụng vụ bài “Vườn Địa Đàng” của Hùng Lân.

Vườn Địa Đàng có nụ là nụ tầm xuân

Nở ra ông ra (í a) bên trời reo vui

Nói lên tình là tình yêu Chúa Trời

Dựng nên chúng sinh muôn loài

Để thông phần hạnh phúc với người

2001, ĐÔ Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, (1919-2002) trong tác phẩm “Lịch Sử Giáo Phận Phát Diệm”. Paris, xb 2001, chương 3, ttr.45-70. Tác giả xác quyết: “Phát Diệm tức là Cha Sáu” (trang 46). Cha Sáu chuẩn bị (1873-1833). Và xây dựng từ 1885 đến 1891 mới xong, nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi.

Năm 2021, tác phẩm “Lịch Sử Giáo Phận Phát Diệm” đã được hai anh em là Bs Trần Hoành (Thụy Sỹ) và Gs Trần Vinh (HK) nhuận sắc. Con dì của Đ. Ô. Tòa giám mục Phát Diệm in, phổ biến nội bộ.

2001, Đc Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật (1926-2007), gốc Phát Diệm, Gm Xuân Lộc, trong giảng lễ kỷ niệm 100 năm (1901-2001) ngày thành lập Giáo Phận Phát Diệm:

Thành quả… phải nói đến một danh nhân Phát Diệm. Thành quả ấy có được là nhờ công đức và hy sinh của biết bao nhiêu linh mục thừa sai của các linh mục giáo phận

của bao nhiêu thày giảng và tu sỹ, bao nhiêu giáo dân đã đổ mồ hôi nước mắt trên cánh đồng truyền giáo Phát Diệm. Trong đó phải nói đến Cha Phêrô Trần Lục, trong 30 năm làm chính sứ Phát Diệm (1865-1899). Ngài đã thành công trong việc hội nhập Kitô giáo vào nền văn hóa VN, đặc biệt đã xây quần thể kiến trúc Nhà Thờ Lớn Phát Diệm. Có lẽ nhờ công lao này làm Tòa Giám Mục Xứ Thanh. Và 100 năm sau, lại được nhà nước VN công nhận là di sản văn hóa dân tộc. (Xuân Lộc, 15.4.2001)

2001, học giả Vũ Sinh Hiên, trong tài liệu viết từ Bruxe1les, Bỉ, Phục Sinh 4.2001, 23 trang A4, ‘Nhìn lại 100 năm thành lập Giáo phận Phát Diệm’:

Về Phát Diệm Cụ Sáu làm gì nhỉ?

Để thấy công lao và tài ba của Ngài, chúng tôi xin lưu ý mọi người: Thửa đất chúng ta đang ngồi đây, bấy giờ là đất phù sa, bãi lau, bãi sậy, nói tắt là bãi biển. Để xây cất ngôi nhà thờ này, ngài đã mất công 10 năm sắm vật liệu…chở đá, gỗ bằng hang 100 bè mảng…Xây khu nhà thờ rộng 100 x 200 mét (tr. 10)

2007, Học giả Thomas Trần Khắc Khoan, trong tác phẩmn, xb tại Orange, HK, 2007, “Kinh Mân Côi, 100 truyện tích Chuỗi Hạt Mân Côi”. Truyện số 53, ttr.159-161, tựa đề “Chuỗi Hạt Mân Côi với Cha Sáu (Pere Six) Trần Lục, Quan Lớn Khâm”. Xin tóm truyện kể:

Đây là những phép lạ hay còn gọi là những ơn lạ ban cho con cái Mẹ khi xây cất thánh đường. Tương truyền: mỗi khi kéo một cây cột lên, thì trai tráng ăn mặc chỉnh tề, buộc dây thừng kết bằng sợi cây gai bện vào đầu cột, đào lỗ thật sâu, có những tảng đá làm móng. Đàn bà con gái thì xướng kinh lần chuỗi Mân Côi, kêu xin Đức Mẹ cho kéo cột lên an toàn. Có nhiều ông bà thấy nhiều chim bồ câu đậu nghịt vào các sợi dây và thiên thần hiện ra bám vào các dây cùng kéo. Tất cả 50 cột kéo lên như vậy. Trai tráng nói họ kéo cột lên nhẹ nhàng. Khi kéo cột, thì Cụ Sáu chủ trì buổi cầu kinh, lần hạt Mân Côi.

Kết luận đầy nghẹn ngào và gieo giống

Thiết tưởng còn nhiều tài liệu, nhân chứng khác phong phú và uy tín hơn nói về con người lịch sử Trần Lục. Thời gian và kỹ thuật văn khố mai một. Một người nhỏ bé thể xác mà lớn mạnh về ý chí làm nổi sự nghiệp lừng lẫy đạo đời. Gương chịu đựng kiên trì, bền chí thành công.

Thật chứa chan nghẹn nghào vì tấm lòng biết ơn Cha Trần Lục không chỉ giáo dân Phát Diệm, mà còn nhiều nơi hướng về Phát Diệm và dành cho Phát Diệm những cảm tình sâu đậm, như 6.7.2011, lúc 5g15, tại nhà thờ chính tòa Phát Diệm, ĐÔ Phanxico Borgia Trần văn Khả (Phát Diệm, 1937-2017) chủ lễ giỗ 112 cha Trần Lục, thì từ Gx Tử Nê, Bắc Ninh gửi tặng bài thơ của Đình Bộ Trưởng, in trang trọng, lộng kiếng. Nội dung:

Nhà thờ Phát Diệm kiểu phương đông

Thế đứng uy nghiêm giữa núi rừng

Nhật thủy say tình, vang cõi thế

Phương đình thức tỉnh, vẳng tầng không

Tiền nhân khơi dựng, lưu thế hệ

Hậu duệ đắp bồi, giữ nghiệp tông

Kiệt tác công trình tâm đối xứng

Hành hương khách tôi chẳng hoài công

Mong cho hạt giống nảy mầm. Trong giảng lễ, ngoài kể công ơn đời sống Cha Tổ Trần Lục, ĐÔ Khả còn khuyên nhủ các đoàn thể noi ngương, giữ gìn phát triển đức tin vì giờ đây là hy vọng cha Trần Lục đã được hưởng viên mãn trong Nước Trời.

Ngày lễ Mân Côi 7.10.2011, Phát Diệm mừng kỷ niệm 120 năm xây dựng nhà thờ Phát Diệm, trong kỷ yếu, 2010, ghi: Trong tương lai Tòa Giám Mục cần người hướng dẫn hành hương người trong và ngoài nước hiểu biết lối kiến trúc kỳ công độc đáo phản ảnh đức tin và sứ điệp Tin Mừng.



Tài Liệu Tham Khảo

J. B. TRƯƠNG VĨNH KÝ, Voyage au Tongking en 1876, Saigon, 1881.

Mgr OLICHON. Bloud & Gay, Paris, 4e, 1955

Le Père Six, Curé de Phat Diem, Vice-roi en Annam

J. PUIS. Journal de Voyage et d’Expédition. Paris 1879

HOÀNG XU N VIỆT. Thắng Cảnh Phát Diệm. Saigòn. 1991

Báo Nam Kỳ Địa Phận số 102 và kế tiếp, 1902.

Lm Nguyễn Gia Đệ (và nhiều tác giả). Trần Lục. Canada. 1996

LÊ ĐÌNH BẢNG. Ở Thượng Nguồn Thi Ca Công Giáo VN Miền Thơ Huấn Ca. Phương Đông, Saigon. 2009

Youtupe 6.6.2022, VietCatholic
 
Vietcatholic News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây