Gia Đình Lê Bảo Tịnh Ban Mê Thuộthttps://lebaotinhbmt.net/assets/images/logo.png
Chủ nhật - 25/12/2022 09:46 |
385
Trong lịch Phụng Vụ hiện nay, Giáo hội cử hành 2 ngày Lễ Trọng có kèm theo Tuần Bát nhật là Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh. Chúng ta có thể thắc mắc, vậy thì Tuần Bát nhật là gì, và tại sao Tuần Bát nhật lại được cử hành kèm theo 2 ngày lễ trọng này?
ĐÔI NÉT VỀ TUẦN BÁT NHẬT WHĐ (25.12.2022) - Trong lịchPhụng Vụ hiện nay, Giáo hội cử hành 2ngàyLễ Trọng cókèm theo Tuần Bát nhậtlà Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh. Chúng ta có thể thắc mắc, vậy thì Tuần Bát nhật là gì, và tại sao Tuần Bát nhật lại được cử hành kèm theo 2 ngày lễ trọng này? 1. Nguồn gốc và lịch sử củaTuần Bát nhật Về mặt từ ngữ, octave có nghĩa là “tám”. Trong Phụng vụ, thuật ngữ Octave có nghĩa là một cử hành 8 ngày, nói cách khác, là kéo dài ngày lễ cho đến ngày thứ tám. Trong đó, chính ngày lễ được coi là ngày đầu tiên, 6 ngày tiếp theo được gọi là “các ngày trong Tuần Bát nhật”, và ngày thứ tám được gọi là “ngàycuốiTuần Bát nhật”. Trên thực tế, Giáo hội nhận ra rằng cần nhiều hơn là 1 ngày để chiêm ngắm và cảm nghiệm những gì Thiên Chúa mạc khải trongcác mầu nhiệm cao cả được cử hành trong các ngày lễ chính của đức tin. Vì thế, Tuần Bát nhậtlà một phương thế giúp các tín hữu có thời gian để ghi khắc vào tâm hồn những mầu nhiệm, niềm vui và ân sủng của các lễ trọng trong năm Phụng vụ. - Ý tưởng về Tuần Bát nhậtcủa một đại lễ bắt nguồn từ Cựu Ước. Theo đó, người Do Thái có nhiều lễ được cử hành kéo dài trong 8 ngày, chẳng hạn như lễ Vượt Qua và lễ Lều Tạm(x. Lv 23, 36). Phép cắt bì, như là một dấu chỉ của giao ước giữa Thiên Chúa và dân Ngài, được thực hiện vào ngày thứ 8 sau khi sinh con trai (Lv 12, 3), và một số của lễ được quy định cho ngày thứ 8 (Lv 14, 10,23; 15, 14,29; Ds 6, 10). Sau đó, lễ cung hiến Đền thờ dưới thời Vua Salômôn (x. 2 Sb 7, 9), cũng như lễ thanh tẩy Đền thờ dưới thời Hezekiah (2 Sb 29, 17), kéo dài trong 8 ngày. - Trường hợp đầu tiên được ghi lại về Tuần Bát nhậttrong bối cảnh Phụng vụ Kitô giáo vào khoảng thế kỷ thứ IV. Dưới thời Hoàng đế Constantine (- 337), không chỉ bắt chước lễ cung hiến Đền thờ Do Thái,các ngày lễ cung hiến các vương cung thánh đường tại Giêrusalem và Tyre kéo dài trong 8 ngày, như là cách thế đánh dấu “đời sống mới” của Giáo hội sau thời gian bị bách hại. Trong 8 thế kỷ tiếp theo, việc thực hành Tuần Bát nhật ngày càng nhiều.Sau Lễ Phục sinh, Lễ Ngũ tuần, và Lễ Giáng sinh, hầu như tất cả các lễ trọng cũng được kèm theo TuầnBát nhật, chẳng hạn như lễ Các Thánh, lễ Hiển Linh, lễ Thăng Thiên, lễ Mình Máu Thánh Chúa,lễ Thánh Gioan Tẩy Giả và cảlễThánh Phêrô và Phaolô. Có một giai đoạn,lịch Phụng vụ cótớ 15 lễ kèm theo TuầnBát nhật. Đến thế kỷ XVI, Đức Pio V đưa ra một hệ thống phân loại và các tiêu chí đánh giá phụng vụ cho nhiều cử hành nhằmbắt đầu giảm consố TuầnBát nhật. Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, dưới thời Đức Leo XIII và Đức Pio X những cải cách bổ sung liên quan đến TuầnBát nhật tiếp tục được được áp dụng. Đến năm 1955, Đức Piô XII giữ lại 3 TuầnBát nhật đi kèm 3 ngày lễ trọng đó là Phục sinh, Ngũ tuần và Giáng sinh. Sau đó, từ năm 1969 đến nay, lịch Phụng vụ của Giáo hội chỉ còn giữ lại Bát nhật Phục Sinh và Bát nhật Giáng sinh. 2. Việc cử hành các TuầnBát nhật hiện nay Khi giữ lại Tuần Bát nhật của Lễ Giáng sinh và Lễ Phục sinh, Giáo hội mời gọi tín hữu đi sâu hơn vào 2 mầu nhiệm cao cả ở đầu và cuối cuộc đời trần thế của Đức Giêsu: Nhập thể và Phục sinh. Trong Tuần Bát nhật, Kinh Vinh Danh được đọc hoặc háttrong Thánh lễ. Riêng Tuần Bát nhậtPhục sinh, câuAlleluia, Alleluia được đọcvào cuối mỗi Thánh Lễ. a. Bát Nhật Giáng Sinh Tuần Bát nhật Giáng sinh kéo dài từ ngày chính lễGiáng sinh (25. 12) đến Lễ trọng Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa (01. 01), trong đó, mỗi ngày đềulặp lại sự trang trọng vàtiếp tục niềm vui của lễGiáng Sinh. Ngoài ra, mặc dù Tuần Bát nhật có kèm theo các ngàylễ kính: Thánh Stêphanô, Thánh Gioan Tông Đồ Thánh Sử, Các Thánh AnhHài, và Thánh Gia, nhưng mỗi ngày lễ này đều hướng tín hữu theo cách riêng đến mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể, Đấng đã đến cư ngụ giữa nhân loại. Trong Phụng vụ, qua việc đọc lại các trình thuật Tin Mừng thời thơ ấu của Đức Giêsu, Giáo Hội ngoài việc khuyến khích tín hữu suy tư về mầu nhiệm nhập thểcủa con Thiên Chúa còn giúp tiến đến sự hiểu biết về Người một cách cá vịvà mật thiết hơn. Ngày thứ 8 của Tuần Bát nhật là Lễ Trọng Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, không chỉ đánh dấu sự làm sáng tỏ quan trọng giáo lý về thiên tính và nhân tính của Chúa Kitô, mà còn là thời điểm thích hợp để tôn kính Mẹ Maria, người đã đóng vai trò quan trọng trong mầu nhiệm Nhập Thể. Đồng thời tín hữu cũng được mời gọi noi gươngđời sốngđức tin của Mẹ khi bước vào năm mới theo lịch dân sự. b. Bát Nhật Phục Sinh Theo lịch Phụng vụ hiện nay, Tuần Bát nhật Phục Sinh bắt đầu vào Chúa Nhật Phục Sinh và kết thúc vào Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh, kính Lòng Chúa Thương Xót. Không giống với Bát nhật Giáng sinh, Bát nhật Phục Sinhhoàn toàn tập trung vào Chúa phục sinh, mỗi ngày tự nó là một lễ trọng, hoặc một “Lễ Phục Sinh nhỏ”, nên không có lễ kính hoặc lễ nhớ nào được cử hành trong Tuần Bát nhật. Trong lịch sử,có một giai đoạn, mỗi ngày trongTuần Bát nhật Phục sinh, các tân tòng tham dự Thánh lễ tại một nhà thờ khác nhauở Rôma. Vào buổi tối, họ đến nhà thờ thánh Gioan Laterano để dự Kinh Chiều.Hơn nữa, các tân tòng sẽ mặc áo rửa tội trong suốt Tuần Bát nhật cho đến Chúanhật thứ II Phục sinh, nên được gọi là “Chúanhậtáo trắng”. Vào năm 2000, thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II đã chọn ngày này là ngày Chúa nhật Kính Lòng Chúa Thương Xót, vì theo ngài, “Lòng Thương Xót Chúa là ‘món quà Phục Sinh mà Giáo Hội nhận được từ Chúa Kitô phục sinh và trao hiến cho nhân loại’”. Với mục đích giúp tín hữu suy tư sâu hơnvề mối liên hệ giữa mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô với Bí Tích Thanh Tẩy, các bài Tin Mừng trong suốt các Thánh Lễ đều kể lại những khía cạnh khác nhau của câu chuyện Phục Sinh. Qua đó, mỗi tín hữuđược nhắc nhở rằng Núi Sọ không phải là cùng tận: giống như Maria Madalena, chúng ta có thể gặp Chúa phục sinh trong khuvườn của bối cảnh cuộc sống; giống như hai môn đệ trên đường Emmaus, chúng ta có thể đượcChúa phục sinh giải gỡ những nỗi buồn, bối rối đểlấy lại được niềm phấn khởi, nhiệt tâm; giống như Phêrô và Gioan chúng ta có thể nhận ra Chúa phục sinh khi đối diện với ngôi mộ trống của phận người. 3. Sống TuầnBát nhật Như một người mẹ hiểu cácnhu cầu của con cái, mẹ Giáo hội cho chúng ta thời gian để từ từ tiếp nhận vàkhắc sâu vào tâm hồn những niềm vui, ân sủng kỳ diệu Thiên Chúa đã thực hiện. Hơn nữa, khi cử hành Tuần Bát nhật chúng ta có cơ hội để cảm nhận sâu sa hơn mầu nhiệm cứu độ qua sự Giáng sinh vàPhục sinh của Đức Kitô, Đấng không chỉ là Đầu của nhiệm thể Giáo hội, mà còn liên đới cách thiết thân đến từngngười chúng ta. Vậy thì phải chăng, khi sống TuầnBát nhật cũng là lúc chúng ta xác tín rằng: Đức Giêsu Kitô, Đấng có tên là – Emmanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta, Ngài đang ở với chúng ta mọi lúc, trong mọi cảnh huống dù là khổ đau, bấp bênh, bất hạnh; và chính tạithời điểm hiện tại này là thời khắc tuyệt vời nhấtđể bắt đầu lại,để đến bên Ngài;và để cho Ngàichi phối toàn bộ cuộc sống, và cuộc đời của chúng ta? Nt. Anna Ngọc Diệp, OP Dòng Đa Minh Thánh Tâm Theo: thestationofthecross.com (20. 12. 2022); simplycatholic.com; và blessedisshe.net (23. 04. 2019)