65 Câu Hỏi Thưa và Trắc Nghiệm SĐ Mùa Chay 2021

Thứ ba - 16/02/2021 04:55 | Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hùng |   1700
Mùa Chay: Thời gian làm tươi mới Niềm tin, Hy vọng và Tình yêu
65 Câu Hỏi Thưa và Trắc Nghiệm SĐ Mùa Chay 2021

65 Câu Hỏi Thưa và Trắc Nghiệm SĐ Mùa Chay 2021

Sứ điệp Mùa Chay 2021
 của Đức Thánh Cha Phanxicô

 
“Này chúng ta lên Giêrusalem” (Mt 20,18)
Mùa Chay: Thời gian làm tươi mới Niềm tin, Hy vọng và Tình yêu
 
 
 
 
65 Câu Hỏi Thưa
 
 
01. Hỏi : Câu chủ đề của Mùa Chay 2021 là gì?
          - Thưa : “Này chúng ta lên Giêrusalem”.
 
02. Hỏi : Câu chủ đề của Mùa Chay 2021 được trích từ thánh sử nào?
          - Thưa : Thánh sử Mátthêu.
 
03. Hỏi : Mùa Chay: Thời gian làm tươi mới điều gì?
          - Thưa : Thời gian làm tươi mới Niềm tin, Hy vọng và Tình yêu.
 
04. Hỏi : Khi loan báo điều gì, Chúa Giêsu đã mặc khải cho các môn đệ ý nghĩa sâu sắc nhất về sứ mạng của Người và mời gọi họ chia sẻ sứ mạng này để cứu độ thế giới?
          - Thưa : Cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Người để hoàn thành Thánh ý Cha.
 
05. Hỏi : Khi loan báo cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Người để hoàn thành Thánh ý Cha, Chúa Giêsu đã mặc khải cho các môn đệ ý nghĩa sâu sắc nhất về sứ mạng của Người và mời gọi họ chia sẻ sứ mạng này để làm gì?
          - Thưa : Để cứu độ thế giới.
 
06. Hỏi : Trong hành trình Mùa Chay hướng về Phục Sinh, chúng ta hãy nhớ đến Đấng (Đức Giêsu Kitô) đã làm gì?
          - Thưa : Đã “hạ mình, vâng lời cho đến nỗi đã bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”.
 
07. Hỏi : “Người đã hạ mình, vâng lời cho đến nỗi đã bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”. Câu này là của thánh nào?
          - Thưa : Thánh Phaolô.
 
08. Hỏi : “Người đã hạ mình, vâng lời cho đến nỗi đã bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”. Câu này được trích từ thư nào của thánh Phaolô?
          - Thưa : Thư gởi tín hữu Philípphê.
 
09. Hỏi : Trong suốt mùa sám hối này, chúng ta hãy làm gì?
          - Thưa : Làm mới lại đức tin của chúng ta, kín múc “nước hằng sống” của niềm hy vọng, và mở lòng đón nhận tình yêu Chúa là Đấng đã làm cho chúng ta trở nên anh chị em trong Chúa Kitô.
 
10. Hỏi : Vào đêm Canh thức Vượt qua, chúng ta sẽ làm mới lại điều gì để được tái sinh nên những con người mới nhờ tác động của Chúa Thánh Thần?
          - Thưa : Làm mới lại lời hứa của Bí tích Rửa tội.
 
11. Hỏi : Hành trình Mùa Chay này, cũng như toàn bộ cuộc lữ hành của đời Kitô hữu, ngay lúc này được chiếu soi nhờ ánh sáng phục sinh, trở nên nguồn cảm hứng cho những điều gì?
          - Thưa : Cho những suy nghĩ, thái độ và quyết định của các môn đệ Chúa Kitô.
 
12. Hỏi : Những việc gì, như lời rao giảng của Chúa Giêsu (x. Mt 6,1-18), là điều kiện giúp chúng ta hoán cải và thể hiện sự hoán cải?
          - Thưa : Ăn chay, cầu nguyện và bố thí.
 
13. Hỏi : Nẻo đường khó nghèo và bỏ mình là gì?
          - Thưa : Ăn chay.
 
14. Hỏi : Điều gì là quan tâm và yêu thương chăm sóc người nghèo?
          - Thưa : Bố thí.
 
15. Hỏi : Điều gì như trẻ thơ trò chuyện với Chúa Cha?
          - Thưa : Cầu nguyện.
 
16. Hỏi : Nẻo đường khó nghèo và bỏ mình (ăn chay), quan tâm và yêu thương chăm sóc người nghèo (bố thí), và như trẻ thơ trò chuyện với Chúa Cha (cầu nguyện) làm cho chúng ta có thể sống điều gì?
          - Thưa : Sống đức tin chân thành, đức cậy sống động và đức ái tích cực.
 
17. Hỏi : Đức tin mời gọi chúng ta chấp nhận sự thật và làm chứng cho điều gì trước Thiên Chúa và trước toàn thể anh chị em mình?
          - Thưa : Làm chứng sự thật.
 
18. Hỏi : Trong Mùa Chay này, chấp nhận và sống sự thật được mặc khải trong Chúa Kitô, trước hết là gì?
          - Thưa : Trước hết là mở rộng tâm hồn trước Lời Chúa mà Giáo hội đã trao truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.
 
19. Hỏi : Sự thật này gì?
          - Thưa : Là một sứ điệp mà tất cả chúng ta có thể nhận lãnh và hiểu biết nhờ vào sự khôn ngoan của một tâm hồn biết mở rộng trước sự vĩ đại của Thiên Chúa.
 
20. Hỏi : Sự thật này chính là gì nữa? 
          - Thưa : Chính là Chúa Kitô.
 
21. Hỏi : Bằng cách mang lấy thân phận con người của chúng ta, ngay cả trong những giới hạn của nó, Chúa Giêsu đã làm cho chính mình trở nên điều gì?
          - Thưa : Trở nên con đường dẫn đến sự sống viên mãn.
 
22. Hỏi : Được kinh nghiệm như một hình thức tự hủy, việc gì sẽ giúp cho những ai thực hành với tâm hồn đơn sơ tái khám phá ân huệ của Thiên Chúa và nhận ra rằng sự thành toàn của mình là ở nơi Thiên Chúa bởi lẽ con người được dựng nên theo hình ảnh và giống với Người?
          - Thưa : Ăn chay.
 
23. Hỏi : Cùng với kinh nghiệm về điều gì, người ăn chay làm cho chính mình trở nên nghèo với người nghèo và tích lũy kho báu của tình yêu vừa đón nhận vừa chia sẻ?
          - Thưa : Về sự khó nghèo.
 
24. Hỏi : Được hiểu và thực hành như thế, việc gì giúp chúng ta yêu mến Thiên Chúa và tha nhân?
          - Thưa :  Ăn chay.
 
25. Hỏi : Mùa Chay là thời gian để tin tưởng, nghĩa là gì?
          - Thưa : Nghĩa là để đón tiếp Thiên Chúa vào cuộc đời chúng ta và ưng thuận để Người “ở lại” với chúng ta.
 
26. Hỏi : Việc gì giải thoát chúng ta khỏi tất cả những gì xâm chiếm cuộc đời chúng ta?
          - Thưa : Ăn chay.
 
27. Hỏi : Ăn chay giải thoát chúng ta khỏi tất cả những gì xâm chiếm cuộc đời chúng ta, để mở lòng ra với ai?  
          - Thưa : Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ chúng ta.
 
28. Hỏi : Người phụ nữ Samari mà Chúa Giêsu xin nước uống bên giếng đã không hiểu khi Chúa Giêsu nói rằng Người có thể cho bà điều gì?
          - Thưa :  “Nước hằng sống”
 
29. Hỏi : Một cách tự nhiên, người phụ nữ Samari nghĩ rằng Chúa Giêsu đề cập đến nước vật chất, nhưng Chúa Giêsu có ý nói về ai?
          - Thưa : Chúa Thánh Thần.
 
30. Hỏi : Một cách tự nhiên, người phụ nữ Samari nghĩ rằng Chúa Giêsu đề cập đến nước vật chất, nhưng Người có ý nói về Chúa Thánh Thần, Đấng mà Người sẽ làm gì?
          - Thưa : Chúa Giêsu sẽ ban dồi dào qua mầu nhiệm Vượt qua, Đấng tuôn đổ trên chúng ta niềm hy vọng không gây thất vọng.
 
31. Hỏi : Khi loan báo về điều gì, Chúa Giêsu đã nói về niềm hy vọng này: “ngày thứ ba, Người sẽ trỗi dậy”?
          - Thưa : Cuộc khổ nạn và cái chết của Người.
 
32. Hỏi : Ai đang nói về một tương lai rộng mở nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa Cha?
          - Thưa : Chúa Giêsu.
 
33. Hỏi : Hy vọng với Chúa Giêsu và vì Người có nghĩa là tin tưởng rằng lịch sử không chấm dứt với những điều gì?
          - Thưa : Với những lầm lỗi của chúng ta, với những bạo lực và bất công của chúng ta, hay với tội ác đã đóng đinh Đấng là Tình Yêu.
 
34. Hỏi : Niềm hy vọng đó cũng có nghĩa là đón nhận từ trái tim rộng mở của Chúa Giêsu điều gì của Thiên Chúa Cha?
          - Thưa : Ơn tha thứ.
 
35. Hỏi : Trong hoàn cảnh lo âu hiện nay, khi mọi việc có vẻ mong manh và bấp bênh, thì việc nói về niềm hy vọng dường như là một sự gì? 
          - Thưa : Một thách đố.
 
36. Hỏi : Mùa Chay chắc chắn là mùa hy vọng, khi chúng ta làm gì với Thiên Chúa là Đấng vẫn tiếp tục nhẫn nại để chăm sóc thụ tạo của Người, đang khi chúng ta lại thường ngược đãi?
          - Thưa : Quay trở lại.
 
37. Hỏi : Ai thúc giục chúng ta đặt niềm hy vọng nơi việc hòa giải: “Hãy giao hòa với Thiên Chúa”?
          - Thưa : Thánh Phaolô (2Cor 5,20).
 
38. Hỏi : “Hãy giao hòa với Thiên Chúa”. Câu này được trích từ thư nào của thánh Phaolô?
          - Thưa : Thư thứ 2 gởi tin hữu thánh Côrintô.
 
39. Hỏi : Bằng cách đón nhận ơn tha thứ trong bí tích vốn là trọng tâm quá trình hoán cải của chúng ta, đến lượt mình, chúng ta có thể làm gì?
          - Thưa : Lan truyền ơn tha thứ cho người khác.
 
40. Hỏi : Một khi bản thân đã nhận được điều gì, chúng ta có thể trao tặng nó qua việc sẵn sàng đi vào cuộc trò chuyện ân cần với người khác và an ủi những người đang trải qua nỗi buồn đau?
          - Thưa : Ơn tha thứ.
 
41. Hỏi : Ơn tha thứ của Thiên Chúa, cũng được trao ban qua lời nói và hành động của chúng ta, có thể giúp chúng ta trải nghiệm ngày gì của tình huynh đệ?
          - Thưa : Ngày Phục sinh.
 
42. Hỏi : Trong Mùa Chay, ước mong chúng ta chú ý hơn để nói những lời tích cực để vỗ về, trợ lực, an ủi và khích lệ chứ không nói những gì?
          - Thưa : Những lời miệt thị, bi quan, khích bác hoặc chê bai.
 
43. Hỏi : Đôi khi để trao tặng niềm hy vọng, chỉ cần là một người như thế nào?
          - Thưa : Một người tử tế.
 
44. Hỏi : Đôi khi để trao tặng niềm hy vọng, chỉ cần là một người tử tế, sẵn sàng bỏ qua những bận tâm và việc cần làm ngay của mình để làm gì?
          - Thưa : Để lưu tâm đến người khác, để trao tặng một nụ cười, để nói một lời động viên, để lắng nghe giữa một nơi chốn đầy vẻ dửng dưng.
 
45. Hỏi : Qua việc gì, chúng ta được ban cho có niềm hy vọng như sự cảm hứng và ánh sáng nội tâm, soi sáng những thử thách và những chọn lựa trong sứ vụ của mình?
          - Thưa : Qua việc tĩnh tâm và thinh lặng cầu nguyện.
 
46. Hỏi : Việc gì cốt yếu là để cầu nguyện và để gặp gỡ, trong nơi kín ẩn, Thiên Chúa Cha đầy nhân ái dịu dàng?
          - Thưa : Tĩnh tâm.
 
47. Hỏi : Sống Mùa Chay trong niềm hy vọng có nghĩa là ý thức rằng, trong ai, chúng ta là những chứng nhân của thời đại mới, nơi mà Thiên Chúa “đổi mới mọi sự”?
          - Thưa : Trong Chúa Giêsu Kitô.
 
48. Hỏi : Tình yêu vui mừng khi thấy người khác lớn lên. Vì vậy nó đau khổ khi người khác thế nào?
          - Thưa : Đau khổ, cô đơn, bệnh tật, vô gia cư, bị khinh thường hoặc thiếu thốn.
 
49. Hỏi : Điều gì là bước nhảy vọt của con tim, đưa chúng ta ra khỏi chính mình và tạo nên mối liên kết chia sẻ và hiệp thông?
          - Thưa : Tình yêu.
 
50. Hỏi : Điều gì thường mang tính xã hội giúp chúng ta có khả năng tiến tới nền văn minh tình yêu, mà mọi người chúng ta đều cảm nhận mình được kêu gọi đến?
          - Thưa : Tình yêu.
 
51. Hỏi : Lòng bác ái, nhờ sức năng động phổ quát, có khả năng làm gì?
          - Thưa : Có khả năng xây dựng một thế giới mới.
 
52. Hỏi : Bác ái không đơn thuần là tình cảm, nhưng là phương thế tốt nhất để khám phá ra điều gì?
          - Thưa : Những con đường phát triển hữu hiệu đối với mọi người.
 
53. Hỏi : Điều gì là món quà mang lại ý nghĩa cho cuộc đời chúng ta?
          - Thưa : Tình yêu.
 
54. Hỏi : Tình yêu là món quà mang lại ý nghĩa cho cuộc đời chúng ta. Nó làm cho chúng ta nhìn những người thiếu thốn như ai?
          - Thưa : Như những thành viên trong gia đình mình, như bạn hữu, như anh chị em.
 
55. Hỏi : Một số lượng ít ỏi, nếu được trao ban bằng tình yêu, sẽ không bao giờ cạn nhưng trở nên điều gì?
          - Thưa : Trở nên nguồn sống và hạnh phúc.
 
56. Hỏi : Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc đến bình dầu và hũ bột của bà góa thành Xarépta, người đã tặng chiếc bánh cho tiên tri nào?  
          - Thưa : Tiên tri Êlia.
 
57. Hỏi : Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhắc đến phép lạ nào của Chúa Giêsu?
          - Thưa : Phép lạ bánh hóa ra nhiều.
 
58. Hỏi : Cũng xảy ra như thế qua những chia sẻ dù ít hay nhiều của chúng ta, khi được trao tặng với điều gì?  
          - Thưa : Với niềm vui và sự đơn thành.
 
59. Hỏi : Sống Mùa Chay với tình yêu nghĩa là quan tâm tới những ai?  
          - Thưa : Những người đau khổ hay cảm thấy bị bỏ rơi và sợ hãi vì đại dịch Covid-19.
 
60. Hỏi : Trong bối cảnh tương lai vô cùng bất ổn, hãy ghi nhớ lời Chúa nói với tôi tớ Người, là gì?
          - Thưa : “Đừng sợ, vì Ta đã chuộc ngươi về” (Is 43,1).
 
61. Hỏi : “Đừng sợ, vì Ta đã chuộc ngươi về.” Câu này là của ngôn sứ nào?
          - Thưa : Ngôn sứ Isaia (Is 43,1).
 
62. Hỏi : Chỉ có cái nhìn được tình bác ái biến đổi mới có thể giúp chúng ta nhận ra điều gì của người khác?
          - Thưa : Phẩm giá.
 
63. Hỏi : Chỉ có cái nhìn được tình bác ái biến đổi mới có thể giúp chúng ta nhận ra phẩm giá của người khác, và từ đó người nghèo được điều gì và do đó được thực sự hòa nhập vào xã hội?
          - Thưa : Được nhìn nhận, phẩm giá, bản sắc và văn hóa của họ được tôn trọng.
 
64. Hỏi : Mỗi giây phút của cuộc đời đều là thời gian để chúng ta làm gì?
          - Thưa : Tin tưởng, hy vọng và yêu thương.
 
65. Hỏi : Lời kêu gọi sống Mùa Chay như hành trình gì, giúp cho niềm tin đến từ Chúa Kitô hằng sống, niềm hy vọng được cảm hứng do hơi thở của Chúa Thánh Thần và tình yêu chảy tràn từ trái tim nhân hậu của Chúa Cha được sống động trở lại nơi cộng đồng và cá nhân mỗi người chúng ta?
          - Thưa : Như hành trình hoán cải, cầu nguyện và chia sẻ của cải.
 
Nguyện xin Đức Maria, Mẹ Chúa Cứu Thế và cũng là Mẹ các tín hữu, đứng dưới chân thánh giá và ở trong lòng Giáo Hội, nâng đỡ chúng ta bằng sự hiện diện đầy yêu thương của Mẹ. Nguyện xin phúc lành của Chúa Phục Sinh đồng hành với chúng ta trong hành trình hướng về ánh sáng Phục Sinh.
 
Rôma, Đền thờ Thánh Gioan Latêranô,
ngày 11 tháng 11 năm 2020,
Lễ nhớ Thánh Mactinô thành Tua.
Đức Thánh Cha Phanxicô
 
 Nguyễn Thái Hùng
 
 
+++++++++++++++++++++++++++++++++
 

 
Sứ điệp Mùa Chay 2021 của Đức Thánh Cha Phanxicô
 
“Này chúng ta lên Giêrusalem” (Mt 20,18)
Mùa Chay: Thời gian làm tươi mới Niềm tin, Hy vọng và Tình yêu

 
 
 
 
 
65 Câu Trắc Nghiệm
 
01. Câu chủ đề của Mùa Chay 2021 là gì?
          a. “Anh chị em hãy củng cố tâm hồn”.
          b. “Lời Chúa là một hồng ân. Tha nhân là một hồng ân”.
          c. “Này chúng ta lên Giêrusalem”.
          d. Ngài đã trở nên nghèo để làm cho chúng ta được giàu có nhờ cái nghèo của Ngài”.
 
02. Câu chủ đề của Mùa Chay 2021 được trích từ thánh sử nào?
          a. Thánh sử Mátthêu.
          b. Thánh sử Máccô.
          c. Thánh sử Luca.
          d. Thánh sử Gioan.
 
03. Mùa Chay: Thời gian làm tươi mới điều gì?
          a. Niềm tin.
          b. Hy vọng.
          c. Tình yêu.
          d. Cả a, b và c đúng.
 
04. Khi loan báo điều gì, Chúa Giêsu đã mặc khải cho các môn đệ ý nghĩa sâu sắc nhất về sứ mạng của Người và mời gọi họ chia sẻ sứ mạng này để cứu độ thế giới?
          a. Cuộc khổ nạn
          b. Cái chết.
          c. Sự phục sinh của Người.
          d. Cả a, b và c đúng.
 
05. Khi loan báo cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Người để hoàn thành Thánh ý Cha, Chúa Giêsu đã mặc khải cho các môn đệ ý nghĩa sâu sắc nhất về sứ mạng của Người và mời gọi họ chia sẻ sứ mạng này để làm gì?
          a. Để cứu độ thế giới.
          b. Để danh Cbúa được rạng ngời.
          c. Để mọi người được biết và yêu mến Chúa.
          d. Để cho thế giới thấm đẫm tình yêu của Chúa.
 
06. Trong hành trình Mùa Chay hướng về Phục Sinh, chúng ta hãy nhớ đến Đấng (Đức Giêsu Kitô) đã làm gì?
          a. Đã hạ mình,
          b. Vâng lời cho đến nỗi đã bằng lòng chịu chết,
          c. Chết trên cây thập tự.
          d. Cả a, b và c đúng.
 
07. “Người đã hạ mình, vâng lời cho đến nỗi đã bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”. Câu này là của thánh nào?
          a. Thánh Gioan.
          b. Thánh Phêrô.
          c. Thánh Giacôbê.
          d. Thánh Phaolô.
 
08. “Người đã hạ mình, vâng lời cho đến nỗi đã bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”. Câu này được trích từ thư nào của thánh Phaolô?
          a. Thư gởi tín hữu Rôma.
          b. Thư gởi tín hữu Philípphê.
          c. Thư gởi tín hữu Thêxalônica.
          d. Thư gởi tín hữu Êphêxô.
 
09. Trong suốt mùa sám hối này, chúng ta hãy làm gì?
          a. Làm mới lại đức tin của chúng ta,
          b. kín múc “nước hằng sống” của niềm hy vọng,
          c. và mở lòng đón nhận tình yêu Chúa là Đấng đã làm cho chúng ta trở nên anh chị em trong Chúa Kitô.
          d. Cả a, b và c đúng.
 
10. Vào đêm Canh thức Vượt qua, chúng ta sẽ làm mới lại điều gì để được tái sinh nên những con người mới nhờ tác động của Chúa Thánh Thần?
          a. Lời hứa của Bí Tích Hôn Phối. 
b. Lời hứa của Bí tích Thêm Sức.
          c. Lời hứa của Bí tích Rửa tội.
          d. Lời hứa của Bí tích Truyền Chức Thánh.
 
11. Hành trình Mùa Chay này, cũng như toàn bộ cuộc lữ hành của đời Kitô hữu, ngay lúc này được chiếu soi nhờ ánh sáng phục sinh, trở nên nguồn cảm hứng cho những điều gì?
          a. Cho những suy nghĩ,
          b. Thái độ,
          c. Và quyết định của các môn đệ Chúa Kitô.
          d. Cả a, b và c đúng.
 
12. Những việc gì, như lời rao giảng của Chúa Giêsu (x. Mt 6,1-18), là điều kiện giúp chúng ta hoán cải và thể hiện sự hoán cải?
          a. Ăn chay.
          b. Cầu nguyện.
          c. Bố thí.
          d. Cả a, b và c đúng.
 
13. Nẻo đường khó nghèo và bỏ mình là gì?
          a. Ăn chay.
          b. Bố thí.
          c. Cầu nguyện.
          d. Bác ái.
 
14. Điều gì là quan tâm và yêu thương chăm sóc người nghèo?
          a. Ăn chay.
          b. Bố thí.
          c. Cầu nguyện.
          d. Bác ái.
 
15. Điều gì như trẻ thơ trò chuyện với Chúa Cha?
          a. Ăn chay.
          b. Bố thí.
          c. Cầu nguyện.
          d. Bác ái.
 
16. Nẻo đường khó nghèo và bỏ mình (ăn chay), quan tâm và yêu thương chăm sóc người nghèo (bố thí), và như trẻ thơ trò chuyện với Chúa Cha (cầu nguyện) làm cho chúng ta có thể sống điều gì?
          a. Sống đức tin chân thành.
          b. Sống đức cậy sống động.
          c. Sống đức ái tích cực.
          d. Cả a, b và c đúng.
 
17. Đức tin mời gọi chúng ta chấp nhận sự thật và làm chứng cho điều gì trước Thiên Chúa và trước toàn thể anh chị em mình?
          a. Sự thật.
          b. Thiên Chúa.
          c. Đức Giêsu.
          d. Hội Thánh.
 
18. Trong Mùa Chay này, chấp nhận và sống sự thật được mặc khải trong Chúa Kitô, trước hết là gì?
          a. Sống Bí tích Rửa Tội mà người Kitô đã lãnh nhận.
          b. Đón nhận những giáo huấn của Hội Thánh.
          c. Đón nhận những giáo huấn của các tông đồ.
          d. Trước hết là mở rộng tâm hồn trước Lời Chúa mà Giáo hội đã trao truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.
 
19. Sự thật này gì?
          a. Những lời của Thiên Chúa.
          b. Giáo huấn của Hội Thánh.
          c. Niềm tin của các kitô hữu tiên khởi đã sống và đã chết.
          d. Một sứ điệp mà tất cả chúng ta có thể nhận lãnh và hiểu biết nhờ vào sự khôn ngoan của một tâm hồn biết mở rộng trước sự vĩ đại của Thiên Chúa.
 
20. Sự thật này chính là gì nữa?
          a. Thiên Chúa.
          b. Chúa Kitô.
          c. Hội Thánh.
          d. Mạc khải.
 
21. Bằng cách mang lấy thân phận con người của chúng ta, ngay cả trong những giới hạn của nó, Chúa Giêsu đã làm cho chính mình trở nên điều gì?
          a. Gương mẫu cho mọi người.
          b. Khuôn mẫu cho những người dấn thân theo Chúa.
          c. Con đường dẫn đến sự sống viên mãn.
          d. Anh em của mọi người.
 
22. Được kinh nghiệm như một hình thức tự hủy, việc gì sẽ giúp cho những ai thực hành với tâm hồn đơn sơ tái khám phá ân huệ của Thiên Chúa và nhận ra rằng sự thành toàn của mình là ở nơi Thiên Chúa bởi lẽ con người được dựng nên theo hình ảnh và giống với Người?
          a. Ăn chay.
          b. Bố thí.
          c. Cầu nguyện.
          d. Sống Lời Chúa.
 
23. Cùng với kinh nghiệm về điều gì, người ăn chay làm cho chính mình trở nên nghèo với người nghèo và tích lũy kho báu của tình yêu vừa đón nhận vừa chia sẻ?
          a. Sự khó nghèo.
          b. Sự hy sinh.
          c. Việc bác ái.
          d. Sự hiệp thông.
 
24. Được hiểu và thực hành như thế, việc gì giúp chúng ta yêu mến Thiên Chúa và tha nhân?
          a. Cầu nguyện.
          b. Ăn chay.
          c. Hy sinh.
          d. Bác ái.
 
25. Mùa Chay là thời gian để tin tưởng, nghĩa là gì?
          a. Để đón tiếp Thiên Chúa vào cuộc đời chúng ta.
          b. Ưng thuận để Thiên Chúa “ở lại” với chúng ta.
          c. Để Thiên Chúa hướng dẫn cuộc đời chúng ta.
          d. Chỉ có a và b đúng.
 
26. Việc gì giải thoát chúng ta khỏi tất cả những gì xâm chiếm cuộc đời chúng ta?
          a. Ăn chay.
          b. Bố thí.
          c. Cầu nguyện
          d. Sống Lời Chúa.
 
27. Ăn chay giải thoát chúng ta khỏi tất cả những gì xâm chiếm cuộc đời chúng ta, để mở lòng ra với ai?
          a. Mọi người nghèo khó.
          b. Mọi người là hình ảnh của Thiên Chúa.
          c. Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ chúng ta.
          d. Chỉ có a và b đúng.
 
28. Người phụ nữ Samari mà Chúa Giêsu xin nước uống bên giếng đã không hiểu khi Chúa Giêsu nói rằng Người có thể cho bà điều gì?         
a. Niềm tin đích thực.
          b. Nước hằng sống.
          c. Ơn cứu độ mọi người đang chờ mong.
          d. Sự bình an trong tâm hồn.
 
29. Một cách tự nhiên, người phụ nữ Samari nghĩ rằng Chúa Giêsu đề cập đến nước vật chất, nhưng Chúa Giêsu có ý nói về ai?
          a. Thiên Chúa.
          b. Đức Giêsu Kitô.
          c. Chúa Thánh Thần.
          d. Tổ phụ Ápraham.
 
30. Một cách tự nhiên, người phụ nữ Samari nghĩ rằng Chúa Giêsu đề cập đến nước vật chất, nhưng Người có ý nói về Chúa Thánh Thần, Đấng mà Người sẽ làm gì?
          a. Chúa Giêsu sẽ ban dồi dào qua mầu nhiệm Vượt qua,
          b. Đấng tuôn đổ trên chúng ta niềm hy vọng không gây thất vọng.
          c. Đấng luôn ở với chúng ta.
          d. d. Chỉ có a và b đúng.
 
31. Khi loan báo về điều gì, Chúa Giêsu đã nói về niềm hy vọng này: “Ngày thứ ba, Người sẽ trỗi dậy”?
          a. Sự phục sinh của Đấng cứu thế.
          b. Cuộc khổ nạn và cái chết của Người.
          c. Niềm hy vọng của dân Ítraen.
          d. Cuộc vượt qua của Con Thiên Chúa.
 
32. Ai đang nói về một tương lai rộng mở nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa Cha?
          a. Đức Thánh Cha Phanxicô.
          b. Hội Thánh.
          c. Chúa Giêsu.
          d. Thánh Phaolô.
 
33. Hy vọng với Chúa Giêsu và vì Người có nghĩa là tin tưởng rằng lịch sử không chấm dứt với những điều gì?
          a. Với những lầm lỗi của chúng ta,
          b. Với những bạo lực và bất công của chúng ta,
          c. Với tội ác đã đóng đinh Đấng là Tình Yêu.
          d. Cả a, b và c đúng.
 
34. Niềm hy vọng đó cũng có nghĩa là đón nhận từ trái tim rộng mở của Chúa Giêsu điều gì của Thiên Chúa Cha?
          a. Ơn tha thứ.
          b. Lòng thương xót.
          c. Ơn cứu độ.
          d. Sự kêu gọi.
 
35. Trong hoàn cảnh lo âu hiện nay, khi mọi việc có vẻ mong manh và bấp bênh, thì việc nói về niềm hy vọng dường như là một sự gì?
          a. Một sự vô tưởng.
          b. Một thách đố.
          c. Một sai lệch.
          d. Một phù phiếm.
 
36. Mùa Chay chắc chắn là mùa hy vọng, khi chúng ta làm gì với Thiên Chúa là Đấng vẫn tiếp tục nhẫn nại để chăm sóc thụ tạo của Người, đang khi chúng ta lại thường ngược đãi?
          a. Cầu nguyện.
          b. Lắng nghe lời Thiên Chúa.
          c. Quay trở lại.
          d. Sống theo giáo huấn của Hội Thánh.
 
37. Thánh Phaolô thúc giục chúng ta đặt niềm hy vọng nơi việc hòa giải: “Hãy giao hòa với Thiên Chúa”?
          a. Thánh Giacôbê.
          b. Thánh Gioan.
          c. Thánh Phêrô.
          d. Thánh Phaolô.
 
38. “Hãy giao hòa với Thiên Chúa”. Câu này được trích từ thư nào của thánh Phaolô?
          a. Thư gởi tin hữu Rôma.
          b. Thư gởi tin hứu Galát.
          c. Thư thứ 1 gởi tin hữu thánh Côrintô.
          d. Thư thứ 2 gởi tin hữu thánh Côrintô.
 
39. Bằng cách đón nhận ơn tha thứ trong bí tích vốn là trọng tâm quá trình hoán cải của chúng ta, đến lượt mình, chúng ta có thể làm gì?
          a. Sống tốt bổn phận của mình.
          b. Thực hành ăn chay, bố thí và cầu nguyện.
          c. Sống mùa chay cách tốt đẹp.
          d. Lan truyền ơn tha thứ cho người khác.
 
40. Một khi bản thân đã nhận được điều gì, chúng ta có thể trao tặng nó qua việc sẵn sàng đi vào cuộc trò chuyện ân cần với người khác và an ủi những người đang trải qua nỗi buồn đau?
          a. Ân sủng của Thiên Chúa.
          b. Ơn tha thứ.
          c. Lời mời gọi của Thiên Chúa.
          d. Lòng thương xót của Chúa.
 
41. Ơn tha thứ của Thiên Chúa, cũng được trao ban qua lời nói và hành động của chúng ta, có thể giúp chúng ta trải nghiệm ngày gì của tình huynh đệ?
          a. Ngày Giáng sinh.
          b. Ngày Phục sinh.
          c. Thứ năm Tuần Thánh.
          d. Thứ sáu Tuần Thánh.
 
42. Trong Mùa Chay, ước mong chúng ta chú ý hơn để nói những lời tích cực để vỗ về, trợ lực, an ủi và khích lệ chứ không nói những gì?
          a. Những lời miệt thị.
          b. Những lời bi quan.
          c. Những lời khích bác hoặc chê bai.
          d. Cả a, b và c đúng.  
 
43. Đôi khi để trao tặng niềm hy vọng, chỉ cần là một người như thế nào?
          a. Một người thông thái.
          b. Một người công chính.
          c. Một người tử tế.
          d. Một người nghèo khó.
 
44. Đôi khi để trao tặng niềm hy vọng, chỉ cần là một người tử tế, sẵn sàng bỏ qua những bận tâm và việc cần làm ngay của mình để làm gì?
          a. Để lưu tâm đến người khác,
          b. Để trao tặng một nụ cười, để nói một lời động viên,
          c. Để lắng nghe giữa một nơi chốn đầy vẻ dửng dưng.
          d. Cả a, b và c đúng.
 
45. Qua việc gì, chúng ta được ban cho có niềm hy vọng như sự cảm hứng và ánh sáng nội tâm, soi sáng những thử thách và những chọn lựa trong sứ vụ của mình?
          a. Tĩnh tâm.
          b. Thinh lặng cầu nguyện.
          c. Thực thi bác ái.
          d. Chỉ có a và b đúng.
 
46. Việc gì cốt yếu là để cầu nguyện và để gặp gỡ, trong nơi kín ẩn, Thiên Chúa Cha đầy nhân ái dịu dàng?
          a. Thực hành bác ái.
          b. hành hương.
          c. Tĩnh tâm.
          d. Ăn chay.
 
47. Sống Mùa Chay trong niềm hy vọng có nghĩa là ý thức rằng, trong ai, chúng ta là những chứng nhân của thời đại mới, nơi mà Thiên Chúa “đổi mới mọi sự”?
          a. Thiên Chúa.
          b. Chúa Giêsu Kitô.
          c. Thánh Thần.
          d. Hội Thánh.
 
48. Tình yêu vui mừng khi thấy người khác lớn lên. Vì vậy nó đau khổ khi người khác thế nào?
          a. Đau khổ, cô đơn,
          b. Bệnh tật, vô gia cư,
          c. Bị khinh thường hoặc thiếu thốn.
          d. Cả a, b và c đúng.
 
49. Điều gì là bước nhảy vọt của con tim, đưa chúng ta ra khỏi chính mình và tạo nên mối liên kết chia sẻ và hiệp thông?
          a. Tình yêu.
          b. Sự an ủi.
          c. Sự cảm thông.
          d. Lòng nhân hậu.
 
50. Điều gì thường mang tính xã hội giúp chúng ta có khả năng tiến tới nền văn minh tình yêu, mà mọi người chúng ta đều cảm nhận mình được kêu gọi đến?
          a. Tình yêu.
          b. Sự quan tâm.
          c. Sự cảm thông.
          d. Lòng xót thương.
 
51. Lòng bác ái, nhờ sức năng động phổ quát, có khả năng làm gì?
          a. Gắn kết mọi người lại với nhau.
          b. Sống hòa mình giữa người với thiên nhiên.
          c. Sống hòa mình với mọi người.
          d. Xây dựng một thế giới mới.
 
52. Bác ái không đơn thuần là tình cảm, nhưng là phương thế tốt nhất để khám phá ra điều gì?
          a. Một thế giới mới.
          b. Những người anh chị em nghèo khó.
          c. Giúp đỡ tha nhân thăng tiến cuộc sống xã hội.
          d. Những con đường phát triển hữu hiệu đối với mọi người.
 
53. Điều gì là món quà mang lại ý nghĩa cho cuộc đời chúng ta?
          a. Tình yêu.
          b. Sự quan tâm.
          c. Ân sủng.
          d. Lòng vị tha.
 
54. Tình yêu là món quà mang lại ý nghĩa cho cuộc đời chúng ta. Nó làm cho chúng ta nhìn những người thiếu thốn như ai?
          a. Như những thành viên trong gia đình mình.
          b. Như bạn hữu.
          c. Như anh chị em.
          d. Cả a, b và c đúng.
 
55. Một số lượng ít ỏi, nếu được trao ban bằng tình yêu, sẽ không bao giờ cạn nhưng trở nên điều gì?
          a. Niềm vui.
          b. Nguồn sống.
          c. Hạnh phúc.
          d. Chỉ có b và c đúng.
 
56. Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc đến bình dầu và hũ bột của bà góa thành Xarépta, người đã tặng chiếc bánh cho tiên tri nào?
          a. Tiên tri Isaia.
          b. Tiên tri Êlia.
          c. Tiên tri Êlisa.
          d. Tiên tri Mikha.
 
57. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhắc đến phép lạ nào của Chúa Giêsu?
          a. Phép lạ nước hóa thành rượu.
          b. Phép lạ Chúa đi trên biển.
          c. Phép lạ mẻ cá lạ lùng.
          d. Phép lạ bánh hóa ra nhiều.
 
58. Cũng xảy ra như thế qua những chia sẻ dù ít hay nhiều của chúng ta, khi được trao tặng với điều gì?
          a. Sự quan tâm.
          b. Niềm vui.
          c. Sự đơn thành.
          d. Chỉ có b và c đúng.
 
59. Sống Mùa Chay với tình yêu nghĩa là quan tâm tới những ai?
          a. Những người đau khổ
          b. Những người cảm thấy bị bỏ rơi
          c. Những người sợ hãi vì đại dịch Covid-19.
          d. Cả a, b và c đúng.
 
60. Trong bối cảnh tương lai vô cùng bất ổn, hãy ghi nhớ lời Chúa nói với tôi tớ Người, là gì?
          a. Đừng sợ! Thầy đã thắng thế gian.
          b. Thầy đây mà, đừng sợ!
          c. Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!
          d. Đừng sợ, vì Ta đã chuộc ngươi về.
 
61. “Đừng sợ, vì Ta đã chuộc ngươi về.” Câu này là của ngôn sứ nào?
          a. Ngôn sứ Êlia.
          b. Ngôn sứ Isaia.
          c. Ngôn sứ Dacaria.
          d. Ngôn sứ Edêkien.
 
62. Chỉ có cái nhìn được tình bác ái biến đổi mới có thể giúp chúng ta nhận ra điều gì của người khác?
          a. Phẩm giá.
          b. Giá trị.
          c. Năng lực.
          d. Khuôn mặt của Thiên Chúa.
 
63. Chỉ có cái nhìn được tình bác ái biến đổi mới có thể giúp chúng ta nhận ra phẩm giá của người khác, và từ đó người nghèo được điều gì và do đó được thực sự hòa nhập vào xã hội?
          a. Được nhìn nhận,
          b. Phẩm giá, bản sắc,
          c. Văn hóa của họ được tôn trọng.
          d. Cả a, b và c đúng.
 
64. Mỗi giây phút của cuộc đời đều là thời gian để chúng ta làm gì?
          a. Tin tưởng.
          b. Hy vọng.
          c. Yêu thương.
          d. Cả a, b và c đúng.
 
65. Lời kêu gọi sống Mùa Chay như hành trình gì, giúp cho niềm tin đến từ Chúa Kitô hằng sống, niềm hy vọng được cảm hứng do hơi thở của Chúa Thánh Thần và tình yêu chảy tràn từ trái tim nhân hậu của Chúa Cha được sống động trở lại nơi cộng đồng và cá nhân mỗi người chúng ta?
          a. Hoán cải.
          b. Cầu nguyện.
          c. Chia sẻ của cải.
          d. Cả a, b và c đúng.
 
Nguyễn Thái Hùng
 
++++++++++++++++++++++++++++++



Sứ điệp Mùa Chay 2021
của Đức Thánh Cha Phanxicô

 
Lời giải đáp
 
01. c. “Này chúng ta lên Giêrusalem”.
02. a. Thánh sử Mátthêu.
03. d. Cả a, b và c đúng.
04. d. Cả a, b và c đúng.
05. a. Để cứu độ thế giới.
06. d. Cả a, b và c đúng.
07. d. Thánh Phaolô.
08. b. Thư gởi tín hữu Philípphê. (2,8)
09. d. Cả a, b và c đúng.
10. c. Lời hứa của Bí tích Rửa tội.
11. d. Cả a, b và c đúng.
12. d. Cả a, b và c đúng.
13. a. Ăn chay.
14. b. Bố thí
15. c. Cầu nguyện.
16. d. Cả a, b và c đúng.
17. a. Sự thật.
18. d. Trước hết là mở rộng tâm hồn trước Lời Chúa mà Giáo hội đã trao truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.
19. d. Một sứ điệp mà tất cả chúng ta có thể nhận lãnh và hiểu biết nhờ vào sự khôn ngoan của một tâm hồn biết mở rộng trước sự vĩ đại của Thiên Chúa.
20. b. Chúa Kitô.
21. c. Con đường dẫn đến sự sống viên mãn.
22. a. Ăn chay.
23. a. Sự khó nghèo.
24. b. Ăn chay.
25. d. Chỉ có a và b đúng.
26. a. Ăn chay.
27. c. Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ chúng ta.
28. b. Nước hằng sống.
29. c. Chúa Thánh Thần.
30. d. Chỉ có a và b đúng.
31. b. Cuộc khổ nạn và cái chết của Người.
32. c. Chúa Giêsu.
33. d. Cả a, b và c đúng.
34. a. Ơn tha thứ.
35. b. Một thách đố. 
36. c. Quay trở lại.
37. d. Thánh Phaolô.
38. d. Thư thứ 2 gởi tin hữu thánh Côrintô.
39. d. Lan truyền ơn tha thứ cho người khác.
40. b. Ơn tha thứ.
41. b. Ngày Phục sinh.
42. d. Cả a, b và c đúng.  
43. c. Một người tử tế.
44. d. Cả a, b và c đúng.
45. d. Chỉ có a và b đúng.
46. c. Tĩnh tâm.
47. b. Chúa Giêsu Kitô.
48. d. Cả a, b và c đúng.
49. a. Tình yêu.
50. a. Tình yêu.
51. d. Xây dựng một thế giới mới.
52. d. Những con đường phát triển hữu hiệu đối với mọi người.
53. a. Tình yêu.
54. d. Cả a, b và c đúng.
55. d. Chỉ có b và c đúng.
56. b. Tiên tri Êlia.
57. d. Phép lạ bánh hóa ra nhiều.
58. d. Chỉ có b và c đúng.   
59. d. Cả a, b và c đúng.   
60. d. Đừng sợ, vì Ta đã chuộc ngươi về.
61. b. Ngôn sứ Isaia.
62. a. Phẩm giá.
63. d. Cả a, b và c đúng.
64. d. Cả a, b và c đúng.
65. d. Cả a, b và c đúng.
            Nguyễn Thái Hùng
 
++++++++++++++++++++++++++++++

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây