"Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên! Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất!” (Lc 12, 49 – 50)
Lửa thiêu đốt, lửa thanh luyện:
Lửa thiêng nào Người đã thắp vào đời từ lúc khai nguyên thủa hồng hoang. Ngọn lửa biểu thị sự sống cho các bộ lạc, rồi trong các dân tộc và biểu thị niềm tin trong tôn giáo.
Lửa thiêng đối với giáo thuyết đạo Hindu được xưng là Agni, Indra và Surya, nghĩa là của các thế giới trần gian, trung gian và Trời. Lửa thiêng ấy còn là Lửa Xuyên Thấu hoặc Lửa hấp thụ (vaishvanara) và Lửa hủy diệt.
Lửa ứng với Phương Nam, màu đỏ, mùa hè và trái tim theo Kinh Dịch. Lửa ấy vừa là lửa sưởi ấm vừa là lửa thiêu đốt, vừa là xoa dịu vừa là giận dữ, vừa là linh thiêng vừa là tinh thần.
Lửa có tính cách tẩy uế và làm cho tái sinh. Nấu chảy và khuôn đúc lại. Trong thuật Yoga, lửa là hình thức thanh luyện nội tâm, sự luyện đan. Đối với Đức Phật, lửa là biểu trưng cho tinh thần xuyên suốt, dứt bỏ vỏ bọc bên ngoài, là chính sự giác ngộ.
Lửa có thể tự trời, nhưng cũng có thể của quỷ dữ. Lửa của Trời để thanh luyện, lửa của quỷ mang tính trả thù, đặc trưng tính phản bội của Lucifer. Lửa của trời thanh luyện để tái sinh, lửa của quỷ đốt thiêu mầm mống tái sinh vĩnh viễn.
Trong các tôn giáo sự tẩy uế bằng lửa rất thông thường, nó biểu trưng trong nền văn hóa nông nghiệp sau vụ mùa thu họach người ta đốt cháy những gì còn lại trên cánh đồng, để bắt đầu vào mùa sau; trong văn hóa du mục, người ta dùng lửa để chuyển hóa các con vật đầu lòng dâng lên trời cao để xin cho mùa sanh sản mới.
Lửa vận hành, di chuyển:
Lửa dẫn đường và chuyển kiếp: Dân Do Thái đi dưới Cột Lửa ban đêm dẫn đường trong hành trình Xuất Hành, Elia trên chiếc xe rực lửa về trời, lửa trong nghi thức hỏa táng.
Là phương tiện vận chuyển từ người sống cho người chết, người ta đốt những vàng mã để chuyển hóa, đốt thực phẩm để cung cấp cho người chết.
Lửa chuyển hóa cũng là lửa để tẩy uế để nên thanh sạch, đốt những gì là bợn nhơ, xua tan bóng tối để nên nguồn thanh khí và ánh sáng. Lửa chuyển sức sống cho những con người đang sống, lửa làm nước có thể ở chỗ dơ bẩn bốc thành hơi nước thanh khiết, hơi nước tích tụ thành mây và mây kéo vần vũ làm nên mưa. Những cơn mưa tái hồi cho những sự sống chết khô vì lửa làm khô hạn. Công đọan chuyển hóa này bao gồm chức năng tẩy uế và trở nên nguồn sự sống mới. Chu kỳ của sinh rồi lại sinh được biểu lộ qua sự chuyển hóa ấy.
Lửa trong tiếng Phạn đồng nghĩa với trong sạch, biểu hiện cho ý chí cao cường như ngọn núi và thanh cao như ngọn lửa chiếu sáng. Lửa mang ý nghĩa của cuộc đời thoát tục, đẹp tựa hoa sen mọc giữa đầm lầy.
Theo Giáo Lý Công Giáo Lửa : “Trong khi nước nói đến việc sinh ra và tính phong phú của Sự Sống được ban trong Thánh Thần, lửa tượng trưng cho năng lực biến đổi do tác động của Thánh Thần. Ngôn sứ Ê-li-a, "xuất hiện như lửa hồng và lời ông như ngọn đuốc" (Hc 48,1); bằng lời cầu nguyện, ông kéo lửa từ trời xuống thiêu cháy hy tế trên núi Cát-minh ( x. 1V 18,38-39). Đây là hình bóng của lửa Thánh Thần sẽ biến đổi tất cả những gì lửa bén tới. Gio-an Tẩy Giả, "người đi trước dọn đƣờng cho Chúa, đầy Thần khí và quyền lực của Ê-li-a" (Lc 1,17), loan báo Đức Ki-tô là Đấng "sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần và trong lửa" (Lc 3,16), Đức Giê-su cũng nói về Thánh Thần : "Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian, và Thầy mong muốn biết bao cho lửa ấy bùng cháy lên"(Lc 12,49). Dưới những hình "giống như lưỡi lửa", Thánh Thần đậu xuống trên các môn đệ sáng ngày lễ Ngũ Tuần và họ được tràn đầy Thánh Thần (Cv 2,3-4). Truyền thống linh đạo giữ lại biểu tượng lửa như một trong những biểu tượng diễn tả đúng nhất về tác động của Thánh Thần (x. T. Gio-an Thánh Giá,): "Anh em đừng dập tắt Thánh Thần" (1Th 5,19).
Ngày Chúa ước ao Lửa cháy lên chính là Chúa ThánhThần được ban xuống cho mọi người. Chính Chúa Thánh Thần thánh hoá, biến đổi, thanh tẩy và ban nguồn sức sống mới cho người đón nhận.
Lửa thiêu đốt, lửa thanh luyện:
Lửa thiêng nào Người đã thắp vào đời từ lúc khai nguyên thủa hồng hoang. Ngọn lửa biểu thị sự sống cho các bộ lạc, rồi trong các dân tộc và biểu thị niềm tin trong tôn giáo.
Lửa thiêng đối với giáo thuyết đạo Hindu được xưng là Agni, Indra và Surya, nghĩa là của các thế giới trần gian, trung gian và Trời. Lửa thiêng ấy còn là Lửa Xuyên Thấu hoặc Lửa hấp thụ (vaishvanara) và Lửa hủy diệt.
Lửa ứng với Phương Nam, màu đỏ, mùa hè và trái tim theo Kinh Dịch. Lửa ấy vừa là lửa sưởi ấm vừa là lửa thiêu đốt, vừa là xoa dịu vừa là giận dữ, vừa là linh thiêng vừa là tinh thần.
Lửa có tính cách tẩy uế và làm cho tái sinh. Nấu chảy và khuôn đúc lại. Trong thuật Yoga, lửa là hình thức thanh luyện nội tâm, sự luyện đan. Đối với Đức Phật, lửa là biểu trưng cho tinh thần xuyên suốt, dứt bỏ vỏ bọc bên ngoài, là chính sự giác ngộ.
Lửa có thể tự trời, nhưng cũng có thể của quỷ dữ. Lửa của Trời để thanh luyện, lửa của quỷ mang tính trả thù, đặc trưng tính phản bội của Lucifer. Lửa của trời thanh luyện để tái sinh, lửa của quỷ đốt thiêu mầm mống tái sinh vĩnh viễn.
Trong các tôn giáo sự tẩy uế bằng lửa rất thông thường, nó biểu trưng trong nền văn hóa nông nghiệp sau vụ mùa thu họach người ta đốt cháy những gì còn lại trên cánh đồng, để bắt đầu vào mùa sau; trong văn hóa du mục, người ta dùng lửa để chuyển hóa các con vật đầu lòng dâng lên trời cao để xin cho mùa sanh sản mới.
Lửa vận hành, di chuyển:
Lửa dẫn đường và chuyển kiếp: Dân Do Thái đi dưới Cột Lửa ban đêm dẫn đường trong hành trình Xuất Hành, Elia trên chiếc xe rực lửa về trời, lửa trong nghi thức hỏa táng.
Là phương tiện vận chuyển từ người sống cho người chết, người ta đốt những vàng mã để chuyển hóa, đốt thực phẩm để cung cấp cho người chết.
Lửa chuyển hóa cũng là lửa để tẩy uế để nên thanh sạch, đốt những gì là bợn nhơ, xua tan bóng tối để nên nguồn thanh khí và ánh sáng. Lửa chuyển sức sống cho những con người đang sống, lửa làm nước có thể ở chỗ dơ bẩn bốc thành hơi nước thanh khiết, hơi nước tích tụ thành mây và mây kéo vần vũ làm nên mưa. Những cơn mưa tái hồi cho những sự sống chết khô vì lửa làm khô hạn. Công đọan chuyển hóa này bao gồm chức năng tẩy uế và trở nên nguồn sự sống mới. Chu kỳ của sinh rồi lại sinh được biểu lộ qua sự chuyển hóa ấy.
Lửa trong tiếng Phạn đồng nghĩa với trong sạch, biểu hiện cho ý chí cao cường như ngọn núi và thanh cao như ngọn lửa chiếu sáng. Lửa mang ý nghĩa của cuộc đời thoát tục, đẹp tựa hoa sen mọc giữa đầm lầy.
Theo Giáo Lý Công Giáo Lửa : “Trong khi nước nói đến việc sinh ra và tính phong phú của Sự Sống được ban trong Thánh Thần, lửa tượng trưng cho năng lực biến đổi do tác động của Thánh Thần. Ngôn sứ Ê-li-a, "xuất hiện như lửa hồng và lời ông như ngọn đuốc" (Hc 48,1); bằng lời cầu nguyện, ông kéo lửa từ trời xuống thiêu cháy hy tế trên núi Cát-minh ( x. 1V 18,38-39). Đây là hình bóng của lửa Thánh Thần sẽ biến đổi tất cả những gì lửa bén tới. Gio-an Tẩy Giả, "người đi trước dọn đƣờng cho Chúa, đầy Thần khí và quyền lực của Ê-li-a" (Lc 1,17), loan báo Đức Ki-tô là Đấng "sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần và trong lửa" (Lc 3,16), Đức Giê-su cũng nói về Thánh Thần : "Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian, và Thầy mong muốn biết bao cho lửa ấy bùng cháy lên"(Lc 12,49). Dưới những hình "giống như lưỡi lửa", Thánh Thần đậu xuống trên các môn đệ sáng ngày lễ Ngũ Tuần và họ được tràn đầy Thánh Thần (Cv 2,3-4). Truyền thống linh đạo giữ lại biểu tượng lửa như một trong những biểu tượng diễn tả đúng nhất về tác động của Thánh Thần (x. T. Gio-an Thánh Giá,): "Anh em đừng dập tắt Thánh Thần" (1Th 5,19).
Ngày Chúa ước ao Lửa cháy lên chính là Chúa ThánhThần được ban xuống cho mọi người. Chính Chúa Thánh Thần thánh hoá, biến đổi, thanh tẩy và ban nguồn sức sống mới cho người đón nhận.
L.m Giuse Hoàng kim Toan