Khiêm nhường là gì?

Thứ sáu - 03/11/2023 23:51 | Tác giả bài viết: Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền, OSB. |   150
Để có thể tin tưởng, cậy trông và yêu mến Chúa, chắc chắn, chúng ta cần phải có tâm tình và thái độ khiêm nhường.
Khiêm nhường là gì?

Khiêm nhường là gì?

 

Lời Tổng Nguyện mà các nhà phụng vụ muốn chúng ta cầu xin trong suốt Tuần 30 Thường Niên này là: xin thêm lòng Tin Cậy Mến và yêu chuộng những gì Chúa truyền dạy.
 
Để có thể tin tưởng, cậy trông và yêu mến Chúa, chắc chắn, chúng ta cần phải có tâm tình và thái độ khiêm nhường. Câu Tung Hô Tin Mừng mà các nhà phụng vụ chọn cho ngày lễ hôm nay là: Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng. Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu nói: Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.
 
Người khiêm nhường là người: không cậy dựa vào sức mình, nhưng, luôn tìm kiếm Chúa và sức mạnh của Người; không ảo tưởng tự mình cứu được mình, nhưng, vui mừng vì được Chúa cứu độ, như Ca Nhập Lễ và Ca Hiệp Lễ mà các nhà phụng vụ đã chọn cho suốt tuần này: Tâm hồn những ai tìm kiếm Chúa, nào hoan hỷ. Hãy tìm Chúa và sức mạnh của Người; Hãy vui mừng vì ơn Chúa cứu độ, phất cao cờ mừng danh Chúa chúng ta.
 
Trong bài đọc một, thánh Phaolô đã nhắc nhở các tín hữu Rôma: đừng kiêu ngạo mà khinh thường những người Dothái, bởi vì, đối chiếu với Tin Mừng thì họ là thù địch, nhưng, theo ơn tuyển chọn, họ là những người được yêu thương… khi Thiên Chúa đã ban ơn và kêu gọi, thì Người không hề đổi ý. Thiên Chúa không ruồng bỏ Dân của Người, và thánh Phaolô cũng lấy mình là ví dụ, Thiên Chúa đã không ruồng bỏ ngài, mặc dù, ngài đã từng ngược đãi, bách hại các Kitô hữu. Cũng vậy, vì người Dothái sa ngã, mà các dân ngoại được ơn phúc dồi dào, nhưng, khi họ trở về, thì tình trạng còn tốt đẹp hơn biết mấy, như trường hợp của thánh Phaolô sau khi trở lại.
 
Thiên Chúa không ruồng bỏ Dân của Người, cho dù, họ luôn bất trung, bội phản. Thiên Chúa vẫn kiên nhẫn chờ đợi chúng ta, nếu chúng ta khiêm nhường quay về, cầu cứu Người, Người sẽ ra tay cứu giúp, như lời vịnh gia, trong Thánh Vịnh 93, của bài Đáp Ca hôm nay: Lạy Chúa, khi con nói: “Này chân con lảo đảo”, thì tình thương Ngài đã đỡ nâng con. Tất cả là do bởi ơn Chúa, chứ không phải do công trạng hay nỗ lực cố gắng của chúng ta. Trong trái tim Thiên Chúa, Dân ngoại có chỗ của Dân ngoại, Dân Dothái có chỗ của Dân Dothái, hãy khiêm nhường ở đúng vị trí của mình, đừng tự cao tự đại, mà đánh giá mình quá mức.
 
Theo thánh Phaolô, khiêm nhường là: Đừng đi quá mức khi đánh giá mình, nhưng hãy đánh giá mình cho đúng mức (Rm 12,3). Chúng ta là thụ tạo của Thiên Chúa, thì hãy ở đúng vị trí là thụ tạo của mình, “homo” là con người, có gốc từ “humus” là bùn đất, khiêm nhường là “humilitas”: ý thức mình chỉ là bùn đất, là cục đất sét trong tay Thiên Chúa: Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo, còn chúng ta là thụ tạo; Thiên Chúa là ông chủ, còn chúng ta là đầy tớ; Thiên Chúa là Cha nhân lành, còn chúng ta là con cái của Người.
 
Ý thức được chỗ đứng của mình trong tương quan với Thiên Chúa, chúng ta sẽ có những tâm tình xứng hợp đối với Người. Đây là điều mà thánh Autinh hằng liên lỉ cầu xin: Xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con. Biết được Thiên Chúa là chủ, là Cha, thì đồng thời, chúng ta cũng biết chúng ta là anh chị em của nhau, mỗi người đều có chỗ trong trái tim của Chúa, mỗi người đều có sứ mạng riêng, không cần phải tranh giành hơn thua, cứ khiêm nhường ở đúng vị trí của mình. Biết mình chỉ là thụ tạo, là con cái của Thiên Chúa, chúng ta sẽ hết lòng tin tưởng, cậy trông và yêu mến Người, cũng như, sẽ luôn mau mắn, sẵn sàng thực thi những gì Người truyền dạy. Đó cũng chính là ơn xin, mà các nhà phụng vụ muốn chúng ta xin cho mình trong suốt Tuần 30 này. 

Tác giả: Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền, OSB

Lời Tổng Nguyện mà các nhà phụng vụ muốn chúng ta cầu xin trong suốt Tuần 30 Thường Niên này là: xin thêm lòng Tin Cậy Mến và yêu chuộng những gì Chúa truyền dạy.
 
Để có thể tin tưởng, cậy trông và yêu mến Chúa, chắc chắn, chúng ta cần phải có tâm tình và thái độ khiêm nhường. Câu Tung Hô Tin Mừng mà các nhà phụng vụ chọn cho ngày lễ hôm nay là: Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng. Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu nói: Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.
 
Người khiêm nhường là người: không cậy dựa vào sức mình, nhưng, luôn tìm kiếm Chúa và sức mạnh của Người; không ảo tưởng tự mình cứu được mình, nhưng, vui mừng vì được Chúa cứu độ, như Ca Nhập Lễ và Ca Hiệp Lễ mà các nhà phụng vụ đã chọn cho suốt tuần này: Tâm hồn những ai tìm kiếm Chúa, nào hoan hỷ. Hãy tìm Chúa và sức mạnh của Người; Hãy vui mừng vì ơn Chúa cứu độ, phất cao cờ mừng danh Chúa chúng ta.
 
Trong bài đọc một, thánh Phaolô đã nhắc nhở các tín hữu Rôma: đừng kiêu ngạo mà khinh thường những người Dothái, bởi vì, đối chiếu với Tin Mừng thì họ là thù địch, nhưng, theo ơn tuyển chọn, họ là những người được yêu thương… khi Thiên Chúa đã ban ơn và kêu gọi, thì Người không hề đổi ý. Thiên Chúa không ruồng bỏ Dân của Người, và thánh Phaolô cũng lấy mình là ví dụ, Thiên Chúa đã không ruồng bỏ ngài, mặc dù, ngài đã từng ngược đãi, bách hại các Kitô hữu. Cũng vậy, vì người Dothái sa ngã, mà các dân ngoại được ơn phúc dồi dào, nhưng, khi họ trở về, thì tình trạng còn tốt đẹp hơn biết mấy, như trường hợp của thánh Phaolô sau khi trở lại.
 
Thiên Chúa không ruồng bỏ Dân của Người, cho dù, họ luôn bất trung, bội phản. Thiên Chúa vẫn kiên nhẫn chờ đợi chúng ta, nếu chúng ta khiêm nhường quay về, cầu cứu Người, Người sẽ ra tay cứu giúp, như lời vịnh gia, trong Thánh Vịnh 93, của bài Đáp Ca hôm nay: Lạy Chúa, khi con nói: “Này chân con lảo đảo”, thì tình thương Ngài đã đỡ nâng con. Tất cả là do bởi ơn Chúa, chứ không phải do công trạng hay nỗ lực cố gắng của chúng ta. Trong trái tim Thiên Chúa, Dân ngoại có chỗ của Dân ngoại, Dân Dothái có chỗ của Dân Dothái, hãy khiêm nhường ở đúng vị trí của mình, đừng tự cao tự đại, mà đánh giá mình quá mức.
 
Theo thánh Phaolô, khiêm nhường là: Đừng đi quá mức khi đánh giá mình, nhưng hãy đánh giá mình cho đúng mức (Rm 12,3). Chúng ta là thụ tạo của Thiên Chúa, thì hãy ở đúng vị trí là thụ tạo của mình, “homo” là con người, có gốc từ “humus” là bùn đất, khiêm nhường là “humilitas”: ý thức mình chỉ là bùn đất, là cục đất sét trong tay Thiên Chúa: Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo, còn chúng ta là thụ tạo; Thiên Chúa là ông chủ, còn chúng ta là đầy tớ; Thiên Chúa là Cha nhân lành, còn chúng ta là con cái của Người.
 
Ý thức được chỗ đứng của mình trong tương quan với Thiên Chúa, chúng ta sẽ có những tâm tình xứng hợp đối với Người. Đây là điều mà thánh Autinh hằng liên lỉ cầu xin: Xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con. Biết được Thiên Chúa là chủ, là Cha, thì đồng thời, chúng ta cũng biết chúng ta là anh chị em của nhau, mỗi người đều có chỗ trong trái tim của Chúa, mỗi người đều có sứ mạng riêng, không cần phải tranh giành hơn thua, cứ khiêm nhường ở đúng vị trí của mình. Biết mình chỉ là thụ tạo, là con cái của Thiên Chúa, chúng ta sẽ hết lòng tin tưởng, cậy trông và yêu mến Người, cũng như, sẽ luôn mau mắn, sẵn sàng thực thi những gì Người truyền dạy. Đó cũng chính là ơn xin, mà các nhà phụng vụ muốn chúng ta xin cho mình trong suốt Tuần 30 này. 
 

Tác giả: Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền, OSB

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây