Kẻ không biết sám hối

Thứ tư - 26/04/2023 00:29 | Tác giả bài viết: Lẽ Sống |   312
Tội lỗi của con người, dù tày đình đến đâu, cũng không thể ngăn cản được tình thương, sự tha thứ của Thiên Chúa.

27 Tháng Tư 
Kẻ không biết sám hối

le song 27 t4

 

Ngày 3/4/1990, người tử tù Robert Alton Harris 37 tuổi đã bị đưa vào phòng hơi ngạt tại nhà thù Sa Quentin thuộc tiểu bang California bên Hoa Kỳ. Đây là lần đầu tiên kể từ 23 năm nay, tiểu bang California tái lập bn án tử hình. Hiện nay, kể từ năm 1976, sau khi tối cao pháp viện Hoa Kỳ phán quyết án tử hình là hợp hiến, tiểu bang California là một trong năm tiểu băng tại Hoa Kỳ vẫn còn giữ bản án tử hình. Người ta tính có khoảng 2.200 người trên khắp nước Mỹ đang chờ sẽ được đưa lên ghế điện hoặc vào phòng hơi ngạt.

Robert Harris là một kẻ giết người không biết gớm tay. Ngày 5/7/1978, sau khi đã mãn hạn tù hai năm vì đánh đập một người đến chết, Harris đã cùng với người em của mình định đến cướp một nhà băng tại San Diego. Để có phương tiện di chuyển, Harris đã cưỡng chiếm chiếc xe của hai ngời thanh niên đang đậu trước một quán ăn. Anh ra lệnh cho hai người thanh niên lái xe đến một nơi vắng vẻ và tại đây, anh đã rút súng hạ sát họ một cách dã man. Sau khi đã hạ sát hai người thanh niên, Harris vẫn còn đủ ung dung và bình tĩnh để ăn cho hết cái bánh mà hai người thanh niên đang ăn dở… Bị bắt giữ sau đó, Harris đã không để lộ bất cứ một dấu hiệu nào của ăn năn sám hối…

Theo thủ tục hiện hành tại Hoa Kỳ, từ lúc tuyên án cho đến lúc thi hành bản án, người tử tội thường được 7 năm để kháng cáo hoặc xin ân xá. Robert Alton Harris vẫn chưa để lộ bất cứ một dấu hiệu nào của sợ sệt hoặc hối cải… Anh đã được dẫn vào phòng đầy hơi ngạt Cyanide. Chỉ trong vài phút đồng hồ, anh đã chết bằng chính cái chết mà dường như anh đã tự chọn và chuẩn bị cho mình.

Công lý và luật pháp của con người được xây dựng trên nguyên tắc: mắt đền mắt, răng thế răng, hoặc tôi cho anh để anh cho lại… Kẻ có tội luôn luôn phải bị trừng trị, nặng hay nhẹ tùy theo tội ác người đó đã gây ra… Thiên Chúa dường như chỉ có một công lý: đó là công lý của tình thương. Thước đo duy nhất của công lý nơi Thiên Chúa chính là tình thương vô bờ bến. Nói như thánh Phaolô, nơi nào tội lỗi càng nhiều, nơi đó Thiên Chúa càng thi ân. Tội lỗi của con người, dù tày đình đến đâu, cũng không thể ngăn cản được tình thương, sự tha thứ của Thiên Chúa.

Đó phải là niềm xác tín của chúng ta mỗi khi chúng ta nhìn đến tội lỗi và suy niệm về tình yêu của Thiên Chúa. Nếu có ai chết đời đời trong hỏa ngục, điều đó không phải do sự công thẳng của Thiên Chúa, cho bằng chính sự khước từ của con người. Khi con người không còn tin ở tình yêu của thiên Chúa, khi con người tự chọn cho mình cái chết, đó là chính lúc con người tự chuẩn bị cho mình sự trầm luân. Hỏa ngục đồng nghĩa với quay mặt, với khước từ, với thất vọng… Chúng ta nhìn đến thân phận tội lỗi của mình không phải để thất vọng về sự yếu hèn của chúng ta, mà chính là để ngước nhìn lên ánh mắt từ nhân vô biên của Thiên Chúa.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây