Vinh danh Thomas Levergood, tư tưởng gia của minh triết công giáo

Thứ hai - 06/09/2021 10:18 |   457
Vinh danh Thomas Levergood, tư tưởng gia của minh triết công giáo

Vinh danh Thomas Levergood, tư tưởng gia người Mỹ của minh triết công giáo

aleteia.org, Jean Duchesne, 2021-08-31

Tuần này giáo sư Jean Duchesne vinh danh nhà trí thức công giáo Mỹ Thomas Levergood đã qua đời ngày 6 tháng 8 ở tuổi 58 sau một thời gian ngắn bị bệnh ung thư. Ông là giám đốc và là người đồng sáng lập Viện Ánh sáng Chúa Kitô (Lumen Christi Institute). Theo giáo sư Duchesne, ông Levergood đã nâng cao giá trị truyền thống của Giáo hội để đáp ứng với những thách thức của thế kỷ 21.

Vào lúc mà nước Mỹ vô vọng tìm kiếm người để đổ lỗi cho việc mất Afghanistan, và khi Giáo hội Mỹ khó khăn để nhận ra tổng thống của mình là một trong những người của họ, thì một trong các nhà trí thức công giáo sáng suốt, tích cực, có tinh thần chiến đấu vừa qua đời vì bị ung thư ở tuổi 58.

Đó là người cao lớn, hút ống píp và thích rượu ngon, ông ra đi để lại một khoảng trống, nhưng cũng để lại một di sản có thể làm phong phú thêm và tạo cảm hứng cho người khác.

Thomas Levergood, tư tưởng gia người Mỹ của minh triết công giáo

Truyền thống và sáng tạo của Thiên Chúa giáo

Chicago, thành phố lớn của miền Trung Tây Hoa Kỳ, lớn với tầm quan trọng kinh tế, dân số, lịch sử, kiến trúc, Chicago có giá trị lớn như nhiều thủ đô Âu châu mà Thomas Levergood đã học văn chương, khoa học, kinh tế ở Đại học được nhà nhân đạo tỷ phú John D. Rockefeller thành lập, nơi ươm nhiều mầm Nobel. Ngoài khoa học nhân văn, người sinh viên trẻ còn học thêm thần học: được rửa tội theo một trường phái Anh giáo, ông nhanh chóng nhận ra truyền thống phong phú của đạo công giáo, và các lý tưởng Mỹ thoát thai từ truyền thống này mà họ không biết. Vì thế ông xin được trở lại đạo công giáo la mã.

Và ông cũng ý thức những gì Thế giới Mới nợ Thế giới Cổ, để bổ túc cho việc đào tạo của mình ở Paris (ở trường Nghiên cứu Thực tiển Khoa học Xã hội, l’École pratique des hautes Études en Sciences sociales, EHESS) và ở Munich. Ông học tiếng Pháp tiếng Đức dễ dàng, đó là điều hiếm thấy ở các sinh viên Mỹ. Và tại đây ông cũng khám phá nguồn sáng tạo công giáo nơi các tác giả thế kỷ 20: Romano Guardini, Hans Urs von Balthasar, Henri de Lubac, Jean Daniélou, Yves Congar, Louis Bouyer, Joseph Ratzinger… kể cả Paul Claudel, Charles Peguy, Georges Bernanos… theo ông, họ không thay thế, ngược lại họ nối dài và cập nhật các trường phái của Thánh Âugutinô, Bênêđictô XVI, Phanxicô, Tôma Aquinô, Cát Minh, Dòng Tên… những trường phái không loại trừ lẫn nhau.

Tại Đại học Chicago

Ông nghĩ đến việc trở thành linh mục hay tu sĩ.  Nhưng khi về lại Chicago, ông vào Ủy ban Tư tưởng Xã hội (Committee on Social Thought) của trường đại học của ông, một trung tâm liên ngành được thành lập năm 1941 để trao đổi với các nhà triết học, kinh tế học, sử học, các nhà khoa học, nhà văn, nghệ sĩ và thần học gia về quan điểm cho rằng, trên thực tế, cấu trúc mỗi xã hội được xây dựng một tầm nhìn về thế giới, về con người, từ đó xác định bản sắc các cộng đồng, các cá nhân để cuối cùng tạo động lực cho sự lựa chọn cả tập thể hoặc cá nhân. Qua nhiều năm, những người nổi tiếng khác nhau như Hannah Arendt, Saul Bellow, Allan Bloom, John Coetzee, Mircea Eliade, T.S. Eliot, François Furet, Friedrich Hayek, Leszek Kolkowski hay Paul Ricoeur đều có chân trong Ủy ban này.

Hoạt động hết mình của ông không đi ngược với dấn thân thiêng liêng của ông, nhưng tạo động lực thêm cho dấn thân này thì đúng hơn…

Với nhóm chuyên gia cố vấn này, ông dấn thân hết mình, Thomas Levergood cho thấy tính chất ngoại hạng của một người tổ chức, người điều phối, với nghệ thuật không những chỉ huy động các kỹ năng mà còn làm cho họ hợp tác với nhau, biết các thách thức và các thành quả của việc trao đổi và từ đó bảo trợ tài chánh để theo đuổi và phát triển.

Hoạt động hết mình của ông không đi ngược với dấn thân thiêng liêng của ông, nhưng tạo động lực thêm cho dấn thân này thì đúng hơn. Học thuyết xã hội của Giáo Hội là một đóng góp quan trọng cho tất cả các công việc này, vì khả năng của mình, dựa trên từ sự đối đầu với huyền ẩn của sự dữ và Lịch sử từ thời Tạo dựng, để đưa vào những tiến bộ thực sự trong các nghiên cứu thế tục.

Viện Ánh sáng Chúa Kitô

Những hiệu năng và xác tín này dẫn ông đến việc thành lập Viện Ánh sáng Chúa Kitô năm 1997 tại Đại học Chicago. Mục đích là cung cấp cho các giáo sư, các nhà nghiên cứu và sinh viên công giáo hay không công giáo được tiếp cận với di sản phong phú của truyền thống Giáo Hội la-mã, nguồn luôn sống động và trở nên quan trọng với nền văn hóa đương đại. Viện làm dưới hình thức các khóa học, hội nghị, hội thảo chuyên đề với sự góp mặt của các giáo sư và các khách được mời. Viện cũng tổ chức một hoặc nhiều học kỳ của các nghiên cứu sinh, sinh viên tham gia các cuộc họp, làm việc nghiên cứu cũng như các văn sĩ, nghệ sĩ “thường trú”.

Viện tọa lạc trong ngôi nhà lớn và đẹp ở trung tâm Campus Đại học Chicago, Viện cũng đã tài trợ cho việc thành lập các viện tương tự ở các trường đại học các bang Virginia, Pennsylvania, Nam California, Đại học Harvard và ngay cả ở Uppsala, Thụy Điển. Tất cả được làm trong tương tác với các cơ quan truyền thông, các trường đại học công giáo và với giáo phận Chicago. Thomas Levergood đã không chỉ ủng hộ cố hồng y tiến sĩ Francis George, Tổng giám mục từ năm 1997 đến năm 2014. Ông còn giúp ngài thảo ba quyển sách xuất bản về đức tin trong đời sống văn hóa và xã hội.

“Minh triết công giáo”

Ông còn là người tạo động lực cho cơ quan Credo (Tổ chức Nghiên cứu và Trao đổi kinh tế công Giáo, Catholic Research Economists Discussion Organization), và là người tạo cảm hứng cho Hiệp hội các nhà khoa học Công giáo. Dĩ nhiên tất cả điều này đều được làm ở Hoa Kỳ, nơi các tôn giáo có quyền trong các cơ sở giáo dục đại học, dù của tư nhân hay của nhà nước, và cũng là nơi các hoạt động văn hóa (cũng như từ thiện) được bảo trợ bởi các nhà mạnh thường quân địa phương cũng như các cơ sở lớn ở cấp quốc gia, thậm chí ở cả cấp quốc tế.

Tuy nhiên, công lao lớn mà Thomas Levergood – và những gì ông để lại cho chúng ta, kể cả ở Âu châu -, không phải là người có biệt tài tổ chức, gây quỹ nhưng có thể là hai xác tín.

Xác tín đầu tiên, chưa bao giờ thế giới cần “minh triết công giáo” như thời buổi bây giờ. Minh triết này là đặt lợi ích chung trên lợi ích riêng, dù đó là lợi ích kinh tế và chiến lược hay nhằm mục đích xây dựng tạo quyền cho các ham muốn hoàn toàn cá nhân và ích kỷ, xem cái tôi là trọng tâm, như có con hay không có con, kết hôn với một người cùng giới hay muốn kết thúc đời mình khi nào mình muốn.

Phong trào đại kết, ngay cả trong lĩnh vực của giáo dân

Trong các bài báo hiếm của ông và trong tất cả hành động của ông, nhà sáng lập Viện Ánh sáng Chúa Kitô khẳng định tính phổ quát, khách quan, hợp lý mà tất cả chúng ta có thể cùng chia sẻ qua minh triết công giáo này, và cũng có thể về khả năng và nhu cầu để đảm bảo làm sao điều này được bảo đảm và giảng dạy bởi luật – trong đó xác định cả hai nhu cầu về sự đồng thuận và các vấn đề chính sách.

Tinh thần đại kết này, vang trong lĩnh vực giáo dân, bắt nguồn từ bên trong Giáo hội – và đó là bài học thứ hai mà Thomas Levergood để lại: không có gì trong truyền thống công giáo bị loại bỏ, dù đó là về mặt thiêng liêng hay thần học. Các bối cảnh có thể dẫn đến việc tận dụng lợi thế của điều này hoặc dòng suy tư hoặc định hướng huyền bí. Chúng cũng có thể dẫn đến việc xác minh những gì Thánh John Henry Newman gọi là “sức mạnh đồng hóa của sự thật”, chẳng hạn tiếp nhận mà không ưu tiên, không loại cái này cái kia của hai dòng triết lý lơn – hiện tượng học và phân tích học – của thế kỷ 20.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
http://phanxico.vn/2021/09/06/vinh-danh-thomas-levergood-tu-tuong-gia-nguoi-my-cua-minh-triet-cong-giao/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây