59 Câu Hỏi Sứ điệp Mùa Chay năm 2023

Thứ hai - 20/02/2023 08:36 | Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hùng |   226
Sứ điệp Mùa Chay năm 2023 của Đức Thánh Cha Phanxicô 
59 Câu Hỏi Sứ điệp Mùa Chay năm 2023

 


  •  
 

Sứ điệp Mùa Chay năm 2023 của Đức Thánh Cha Phanxicô 
https://hdgmvietnam.com/admin/upload/image/su-diep-mua-chay-nam-2023-cua-duc-thanh-cha-phanxico.jpg


https://hdgmvietnam.com/admin/upload/image/logo-vatican174518.png


SỨ ĐIỆP MÙA CHAY NĂM 2023
CỦA ĐỨC THÁNH CHA
 PHANXICÔ

Khổ chế Mùa Chay và Lộ trình Hiệp Hành

59 Câu Hỏi Thưa

Anh chị em thân mến!

01. Hỏi: Sứ điệp Mùa Chay 2023 giới thiệu biến cố gì mà Tin mừng nhất lãm thuật lại?
- Thưa: Biến cố Chúa Giêsu hiển dung.

02. Hỏi: Qua biến cố Chúa Giêsu hiển dung, chúng ta thấy Chúa đáp lại thái độ của các môn đệ thế nào?
- Thưa: Khi các môn đệ chưa thật sự hiểu Người. 

03. Hỏi: Môn đệ Simon Phêrô, người mà sau khi tuyên xưng niềm tin của mình vào Thầy là ai, đã phản đối lời tiên báo về cuộc khổ nạn và thập giá của Người?  
- Thưa: Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa.

04. Hỏi: Ai đã phản đối lời tiên báo về cuộc khổ nạn và thập giá của Đức Giêsu?
- Thưa: Môn đệ Simon Phêrô.

05. Hỏi: Sau khi tuyên xưng niềm tin của mình vào Thầy Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, môn đệ Simon Phêrô đã phản đối lời tiên báo về điều gì? 
- Thưa: Cuộc khổ nạn và thập giá của Thầy Giêsu.

06. Hỏi: (Khi phản đối với tiên báo), Chúa Giêsu đã mạnh mẽ quở trách ông Simon Phêrô và gọi ông là gì?   
- Thưa: Xatan, lui ra đàng sau Thầy!

07. Hỏi: Khi quở trách ông Simon Phêrô, Chúa Giêsu gọi tư tưởng của ông không phải là tư tưởng của ai, mà là tư tưởng của loài người?
- Thưa: Tư tưởng của Thiên Chúa.

08. Hỏi: Mấy ngày sau, Chúa Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông Giacôbê, tới một ngọn núi cao?
- Thưa: Sáu ngày sau.

09. Hỏi: Sáu ngày sau, Chúa Giêsu đem những ai tới một ngọn núi cao?
- Thưa: Các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông Giacôbê.

10. Hỏi: Đoạn Tin mừng về Chúa Giêsu Hiển dung được đọc hàng năm vào ngày nào?
- Thưa: Vào ngày Chúa Nhật II Mùa Chay.  

11. Hỏi: Thật vậy, trong mùa Phụng vụ/ Mùa chay này, Chúa đem chúng ta đi với Người và dẫn đến đâu?
- Thưa: Dẫn đến một nơi riêng biệt. 

12. Hỏi: Những điều gì thường ngày đòi buộc chúng ta phải ở lại những nơi quen thuộc và những thói quen lặp đi lặp lại đến độ nhàm chán?
- Thưa: Những bổn phận.

13. Hỏi: Trong khi những bổn phận thường ngày đòi buộc chúng ta phải ở lại những nơi quen thuộc và những thói quen lặp đi lặp lại đến độ nhàm chán, thì khi nào, chúng ta được mời gọi đi lên “một ngọn núi cao” cùng với Chúa Giêsu và sống một kinh nghiệm thiêng liêng đặc biệt - sự khổ chế - như dân thánh của Thiên Chúa? 
- Thưa: Trong Mùa Chay.

14. Hỏi: Trong khi những bổn phận thường ngày đòi buộc chúng ta phải ở lại những nơi quen thuộc và những thói quen lặp đi lặp lại đến độ nhàm chán, thì trong Mùa Chay, chúng ta được mời gọi đi lên “một ngọn núi cao” cùng với Chúa Giêsu và sống một kinh nghiệm thiêng liêng đặc biệt - sự khổ chế - như ai?
- Thưa: Như dân thánh của Thiên Chúa.  

15. Hỏi: Sống một kinh nghiệm thiêng liêng đặc biệt như dân thánh của Thiên Chúa trong Mùa Chay này như Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi là gì?
- Thưa: Sự khổ chế.

16. Hỏi: Khổ chế Mùa Chay là một quyết tâm được trợ giúp nhờ ân sủng, để làm gì khi đi theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá?
- Thưa: Để vượt thắng khiếm khuyết đức tin và thái độ phản kháng của chúng ta.

17. Hỏi: Khổ chế Mùa Chay là một quyết tâm được trợ giúp nhờ ân sủng, để vượt thắng khiếm khuyết đức tin và thái độ phản kháng của chúng ta khi chúng ta làm gì?
- Thưa: Khi đi theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá.

18. Hỏi: Khổ chế Mùa Chay là một quyết tâm được trợ giúp nhờ điều gì, để vượt thắng khiếm khuyết đức tin và thái độ phản kháng của chúng ta khi đi theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá?
- Thưa: Nhờ ân sủng.

19. Hỏi: Để làm gì, chúng ta phải để Chúa Giêsu dẫn mình đi lối riêng, đưa lên cao và tách ra khỏi sự tầm thường và phù phiếm?
- Thưa: Để đào sâu kiến thức về Thầy, để hiểu trọn vẹn và đón nhận mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa, được thực hiện trong sự hiến thân trọn vẹn vì tình yêu.

20. Hỏi: Để đào sâu kiến thức về Thầy, để hiểu trọn vẹn và đón nhận mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa, được thực hiện trong sự hiến thân trọn vẹn vì tình yêu, chúng ta phải để Chúa Giêsu làm gì cho mình?
- Thưa: Để Chúa Giêsu dẫn mình đi lối riêng, đưa lên cao và tách ra khỏi sự tầm thường và phù phiếm. 

21. Hỏi: Giống như một cuộc leo núi, chúng ta cần phải khởi hành một lộ trình khó khăn đòi hỏi điều gì?
- Thưa: Đòi hỏi nỗ lực, hy sinh và tập trung. 

22. Hỏi: Những điều kiện tiên quyết này cũng thế nào đối với lộ trình Hiệp Hành mà, là một Hội Thánh, chúng ta đã dấn thân thực hiện?
- Thưa: Cũng rất quan trọng.

23. Hỏi: Sẽ thật hữu ích khi chúng ta suy tư về mối tương quan giữa khổ chế Mùa Chay và điều gì?
- Thưa: Trải nghiệm Hiệp Hành. 

24. Hỏi: Trong cuộc “tĩnh tâm” trên núi Tabor, Chúa Giêsu đem theo bao nhiêu môn đệ, những người được chọn để chứng kiến ​​một biến cố độc nhất vô nhị?  
- Thưa: Chúa Giêsu đem theo ba môn đệ.

25. Hỏi: Chúa Giêsu muốn chia điều gì, chứ không giữ lại cho riêng mình, cũng như toàn bộ đời sống đức tin của chúng ta là một trải nghiệm được sẻ chia?  
- Thưa: Chia sẻ kinh nghiệm ân sủng này.

26. Hỏi: Vì chính trong điều gì mà chúng ta đi theo Chúa Giêsu? 
- Thưa: Trong sự liên đới với nhau.

27. Hỏi: Và chúng ta, là một Hội Thánh lữ hành giữa dòng thời gian, cùng trải nghiệm Năm phụng vụ và trong đó có Mùa Chay, chúng ta cùng tiến bước với anh chị em mà Chúa đã đặt bên cạnh chúng ta như gì?  
- Thưa: Như những bạn đồng hành.

28. Hỏi: Cũng giống như biến cố Chúa Giêsu và các môn đệ đi lên Núi Tabor, chúng ta có thể khẳng định rằng, hành trình Mùa Chay của chúng ta là “Hiệp Hành”, bởi vì chúng ta cùng nhau đi trên một con đường, với tư cách là gì? 
- Thưa: Là những môn đệ của một vị Thầy duy nhất.

29. Hỏi: Chúng ta biết rằng chính ai là Con Đường, và do đó, trong hành trình Phụng vụ cũng như trong tiến trình Thượng Hội đồng, Giáo Hội không làm gì khác hơn là bước vào mầu nhiệm Đức Kitô – Đấng Cứu Độ một cách sâu xa và trọn vẹn hơn?
- Thưa: Chính Chúa Giêsu.

30. Hỏi: Chúng ta biết rằng chính Chúa Giêsu là Con Đường, và do đó, trong hành trình Phụng vụ cũng như trong tiến trình Thượng Hội đồng, Giáo Hội không làm gì khác hơn là bước vào mầu nhiệm gì một cách sâu xa và trọn vẹn hơn?
- Thưa: Đức Kitô – Đấng Cứu Độ.

31. Hỏi: Tin mừng thuật lại rằng Chúa Giêsu “biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người thế nào, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng” (Mt 17, 2).
- Thưa: Dung nhan Người chói lọi như mặt trời.

32. Hỏi: Tin mừng thuật lại rằng Chúa Giêsu “biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng” (Mt 17, 2). Đây là gì của cuộc hành trình? 
- Thưa: Là “chóp đỉnh”, mục tiêu của hành trình.

33. Hỏi: Vào cuối cuộc leo núi, khi đang ở trên đỉnh núi với Chúa Giêsu, ba môn đệ được ơn nhìn thấy điều gì? 
- Thưa: Chúa Giêsu trong vinh quang, chói ngời ánh sáng siêu nhiên.

34. Hỏi: Vẻ đẹp thiêng liêng của thị kiến này trỗi vượt hơn những nỗ lực mà các môn đệ đã cố gắng khi làm gì? 
- Thưa: Khi lên Núi Tabor.

35. Hỏi: Như trong bất kỳ chuyến leo núi gian nan nào, đang khi leo, chúng ta phải chăm chú nhìn vào con đường; nhưng bức tranh toàn cảnh mở ra ở cuối lộ trình gây bất ngờ và đền đáp cho chúng ta bởi điều gì?
- Thưa: Bởi sự kỳ diệu của nó.  

36. Hỏi: Tiến trình Hiệp Hành thường có vẻ như là một con đường khó khăn, và đôi khi có thể làm gì?
- Thưa: Có thể gây nản lòng.  

37. Hỏi: Tuy nhiên, điều chờ đợi chúng ta ở cuối hành trình chắc chắn sẽ là một điều gì đó kỳ diệu và ngỡ ngàng, điều đó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn điều gì trong khi phục vụ vương quốc của Thiên Chúa?
- Thưa: Hiểu rõ hơn ý muốn của Thiên Chúa và sứ mạng dành cho chúng ta.

38. Hỏi: Trải nghiệm của các môn đệ trên núi Tabor càng phong phú hơn nữa khi, bên cạnh Chúa Giêsu biến hình, xuất hiện những ai, vốn là hiện thân của Lề luật và các Ngôn sứ?  
- Thưa: Ông Môsê và ông Êlia.

39. Hỏi: Điều mới mẻ của ai vừa là sự hoàn tất Giao ước cũ và các lời hứa, vừa không tách rời khỏi lịch sử của Thiên Chúa với dân của Ngài và đồng thời mặc khải ý nghĩa sâu xa hơn cho lịch sử đó?
- Thưa: Đức Kitô.

40. Hỏi: Tương tự như vậy, lộ trình Hiệp Hành bắt nguồn từ đâu, nhưng đồng thời cũng mở ra cho những điều mới mẻ?
- Thưa: Từ truyền thống của Giáo Hội.

41. Hỏi: Điều gì là nguồn cảm hứng để tìm kiếm những con đường mới, và để tránh những cám dỗ đối nghịch của sự trì trệ và ngẫu hứng?
- Thưa: Truyền thống.

42. Hỏi: Hành trình khổ chế Mùa Chay cũng như điều gì đều có mục tiêu là một cuộc biến hình, cả về phương diện cá nhân lẫn Giáo Hội? 
- Thưa: Như tiến trình Thượng Hội đồng.

43. Hỏi: Một sự biến đổi, mà trong cả hai trường hợp, đều có khuôn mẫu nơi đâu và được thực hiện nhờ ân sủng của mầu nhiệm Vượt qua của Người?  
- Thưa: Nơi Chúa Giêsu Hiển dung. 

44. Hỏi: Để cuộc biến hình này có thể trở thành hiện thực nơi chúng ta trong năm nay, Đức Thánh cha muốn đề nghị hai “Lộ trình” cần đi theo để làm gì?
- Thưa: Để cùng lên núi với Chúa Giêsu, và cùng với Người đạt tới mục tiêu.

45. Hỏi: Lộ trình thứ nhất liên quan đến mệnh lệnh mà Chúa Cha ngỏ với các môn đệ trên núi Tabor, khi họ làm gì?  
- Thưa: Khi họ chiêm ngưỡng Chúa Giêsu Hiển dung.

46. Hỏi: Tiếng từ đám mây phán ra thế nào?   
- Thưa: “Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!” (Mt 17,5)

47. Hỏi: Do đó, đề xuất đầu tiên rất rõ ràng là gì? 
- Thưa: Chúng ta cần lắng nghe Chúa Giêsu.

48. Hỏi: Mùa Chay là thời gian ân sủng để chúng ta làm gì?  
- Thưa: Lắng nghe Lời khi Người ngỏ lời với chúng ta.

49. Hỏi: Nhưng Chúa Giêsu nói với chúng ta như thế nào? Trước hết, từ Lời Chúa mà ai công bố cho chúng ta trong Phụng vụ?
- Thưa: Giáo hội.

50. Hỏi: Mong sao chúng ta đừng để điều gì bị bỏ ngoài tai; trong trường hợp không thể tham dự Thánh Lễ thường xuyên, chúng ta hãy đọc các Bài đọc Kinh Thánh hàng ngày, dù là với sự trợ giúp của internet? 
- Thưa: Lời Chúa.

51. Hỏi: Ngoài Kinh Thánh, Chúa còn nói với chúng ta qua anh chị em của chúng ta, nhất là qua đâu?
- Thưa: Qua những khuôn mặt và câu chuyện của những người cần được giúp đỡ.  

52. Hỏi: Nhưng Đức Thánh Cha cũng muốn thêm vào một khía cạnh khác, rất quan trọng trong tiến trình Hiệp Hành: thái độ lắng nghe Chúa Giêsu cũng bao gồm việc gì?
- Thưa: Việc lắng nghe anh chị em khác trong Giáo Hội.

53. Hỏi: Cách lắng nghe lẫn nhau là mục tiêu chính trong một số giai đoạn của tiến trình, nhưng nó luôn luôn không thể thiếu trong phương pháp và phong cách của một Giáo Hội gì?
- Thưa: Giáo Hội hiệp hành. 

54. Hỏi: Khi nghe tiếng Chúa Cha, các môn đệ “kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất. Bấy giờ Chúa Giêsu lại gần, chạm đến các ông và bảo điều gì? 
- Thưa: “Chỗi dậy đi, đừng sợ!” (Mt 17, 6-8)

55. Hỏi: Đây là đề nghị thứ hai cho Mùa Chay này: đừng dựa vào một thứ tôn giáo được tạo ra từ những sự kiện phi thường và những kinh nghiệm kịch tính, hãy vượt qua nỗi sợ vì phải đối diện với những điều gì của nó trong cuộc sống hàng ngày?
- Thưa: Vì phải đối diện với thực tế và những đấu tranh, khó khăn và mâu thuẫn của nó trong cuộc sống hằng ngày.

56. Hỏi: Ánh sáng mà Chúa Giêsu tỏ ra cho các môn đệ là sự báo trước về điều gì, và đó phải là mục tiêu trong cuộc hành trình của chúng ta, khi chúng ta đi theo “một mình Người”? 
- Thưa: Về vinh quang Phục sinh.

57. Hỏi: Mùa Chay hướng về Lễ Phục Sinh: “tĩnh tâm” tự nó không phải là mục đích, nhưng là phương thế chuẩn bị cho chúng ta trải nghiệm cuộc khổ nạn và thập giá của Chúa Giêsu với điều gì, hầu đạt tới sự phục sinh? 
- Thưa: Với đức tin, đức cậy và đức mến.

58. Hỏi: Cũng vậy, trên lộ trình Hiệp Hành, ngay cả khi Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng của một số trải nghiệm hiệp thông mạnh mẽ, thì chúng ta đừng làm gì?
- Thưa: Đừng ảo tưởng là mình đã đến đích.

59. Hỏi: Vậy thì chúng ta hãy đi xuống đồng bằng, và xin cho điều gì mà chúng ta đã trải nghiệm giúp chúng ta trở thành “những nghệ nhân của tính hiệp hành” trong cuộc sống thường ngày tại các cộng đoàn của chúng ta?
- Thưa: Ân sủng.

Anh chị em thân mến, xin Chúa Thánh Thần thúc đẩy và nâng đỡ chúng ta trong Mùa Chay này khi chúng ta lên núi với Chúa Giêsu, để cảm nghiệm được vẻ huy hoàng thần linh của Người. Và nhờ đó, chúng ta được củng cố trong đức tin, được tiếp tục kiên trì trong cuộc lữ hành cùng với Chúa Giêsu, Đấng là vinh quang của dân Người và ánh sáng của muôn dân.

Rôma, Đền thờ Thánh Gioan Lateranô,
 ngày 25. 01. 2023, Lễ Thánh Phaolô Trở lại
Giáo Hoàng Phanxicô.

Gb. Nguyễn Thái Hùng
2023


https://hdgmvietnam.com/admin/upload/image/su-diep-mua-chay-nam-2023-cua-duc-thanh-cha-phanxico.jpg


https://hdgmvietnam.com/admin/upload/image/logo-vatican174518.png


SỨ ĐIỆP MÙA CHAY NĂM 2023
CỦA ĐỨC THÁNH CHA
 PHANXICÔ

Khổ chế Mùa Chay và Lộ trình Hiệp Hành

59 Câu Hỏi Trắc Nghiệm
Anh chị em thân mến!

01. Sứ điệp Mùa Chay 2023 giới thiệu biến cố gì mà Tin mừng nhất lãm thuật lại? c. Biến cố Chúa Giêsu hiển dung.
a. Chúa Giêsu chịu cám dỗ.
b. Chúa Giêsu chịu phép rửa.
c. Chúa Giêsu hiển dung.
d. Chúa Giêsu lạp Bí tích Thánh Thể.

02. Qua biến cố Chúa Giêsu hiển dung, chúng ta thấy Chúa đáp lại thái độ của các môn đệ thế nào?
a. Khi các ông tranh giành quyền lợi.
b. Khi các môn đệ chưa thật sự hiểu Người.
c. Khi các ông ghen tị với nhau.
d. Khi các ông không có lòng thương người.

03. Môn đệ Simon Phêrô, người mà sau khi tuyên xưng niềm tin của mình vào Thầy là ai, đã phản đối lời tiên báo về cuộc khổ nạn và thập giá của Người?   
a. Thầy là Đường, là Sự thật và là Sự sống.
b. Thầy là Sự Sống lại.
c. Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa.
d. Thầy là vua Ítraen.

04. Ai đã phản đối lời tiên báo về cuộc khổ nạn và thập giá của Đức Giêsu?
a. Môn đệ Giuđa.
b. Môn đệ Giacôbê.
c. Môn đệ Simon Phêrô.
d. Môn đệ Gioan

05. Sau khi tuyên xưng niềm tin của mình vào Thầy Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, môn đệ Simon Phêrô đã phản đối lời tiên báo về điều gì?
a. Sự vinh quang của Đấng cứu thế.
b. Các cử chỉ khiêm nhường của Thầy Giêsu.
c. Những lời yêu thương của Chúa Giêsu.
d. Cuộc khổ nạn và thập giá của Thầy Giêsu.

06. (Khi phản đối với tiên báo), Chúa Giêsu đã mạnh mẽ quở trách ông Simon Phêrô và gọi ông là gì?
a. Anh sẽ không được chung phần với Thầy.
b. Xatan, lui ra đàng sau Thầy! 
c. Simon Phêrô, con có yêu mến Thầy không!
d. Anh sẽ chối Thầy ba lần.

07. Khi quở trách ông Simon Phêrô, Chúa Giêsu gọi tư tưởng của ông không phải là tư tưởng của ai, mà là tư tưởng của loài người?
a. Tư tưởng của Thầy.
b. Tư tưởng của Kinh Thánh.
c. Tư tưởng của Lề Luật.
d. Tư tưởng của Thiên Chúa.

08. Mấy ngày sau, Chúa Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông Giacôbê, tới một ngọn núi cao? c. Sáu ngày sau.
a. Hai ngày sau.
b. Ba ngày sau.
c. Sáu ngày sau.
d. Chín ngày sau.

09. Sáu ngày sau, Chúa Giêsu đem những ai tới một ngọn núi cao?
a. Ông Phêrô.
b. Ông Giacôbê, 
c. Ông Gioan là em ông Giacôbê.
d. Cả a, b và c đúng.

10. Đoạn Tin mừng về Chúa Giêsu Hiển dung được đọc hàng năm vào ngày nào?
a. Chúa Nhật I Mùa Chay.   
b. Chúa Nhật II Mùa Chay. 
c. Chúa Nhật IV Mùa Chay.  
d. Chúa Nhật Lễ Lá.  

11. Thật vậy, trong mùa Phụng vụ/ Mùa chay này, Chúa đem chúng ta đi với Người và dẫn đến đâu?
a. Dẫn đến niềm vui trọn hảo.
b. Dẫn đến một nơi riêng biệt.
c. Dẫn đến một nơi ngọt ngào.
d. Dẫn đến một nơi vui vẻ.

12. Những điều gì thường ngày đòi buộc chúng ta phải ở lại những nơi quen thuộc và những thói quen lặp đi lặp lại đến độ nhàm chán?
a. Những lao động.
b. Những bổn phận. 
c. Những học tập,
d. Những mua sắm.

13. Trong khi những bổn phận thường ngày đòi buộc chúng ta phải ở lại những nơi quen thuộc và những thói quen lặp đi lặp lại đến độ nhàm chán, thì khi nào, chúng ta được mời gọi đi lên “một ngọn núi cao” cùng với Chúa Giêsu và sống một kinh nghiệm thiêng liêng đặc biệt - sự khổ chế - như dân thánh của Thiên Chúa?
a. Trong Mùa Vọng.
b. Trong Mùa Chay.
c. Trong Tuần Thánh.
d. Trong ngày Chúa Phục sinh.

14. Trong khi những bổn phận thường ngày đòi buộc chúng ta phải ở lại những nơi quen thuộc và những thói quen lặp đi lặp lại đến độ nhàm chán, thì trong Mùa Chay, chúng ta được mời gọi đi lên “một ngọn núi cao” cùng với Chúa Giêsu và sống một kinh nghiệm thiêng liêng đặc biệt - sự khổ chế - như ai?
a. Như những người di dân ngoại kiều.
b. Như dân thánh của Thiên Chúa.   
c. Như con những cơn cám dỗ của Chúa.
d. Như dân Ninivê.

15. Sống một kinh nghiệm thiêng liêng đặc biệt như dân thánh của Thiên Chúa trong Mùa Chay này như Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi là gì?
a. Sự bố thí.
b. Việc cầu nguyện.
c. Việc ăn chay.
d. Sự khổ chế.

16. Khổ chế Mùa Chay là một quyết tâm được trợ giúp nhờ ân sủng, để làm gì khi đi theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá?
a. Thăng tiến trong đời sống đức tin của chúng ta.
b. Kết hợp mật thiết hơn với Chúa Giêsu.
c. Vượt thắng khiếm khuyết đức tin và thái độ phản kháng của chúng ta.
d. Đời sống thiêng lieeng của chúng ta được trọn hảo.

17. Khổ chế Mùa Chay là một quyết tâm được trợ giúp nhờ ân sủng, để vượt thắng khiếm khuyết đức tin và thái độ phản kháng của chúng ta khi chúng ta làm gì?
a. Đi theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá.
b. Thực hành lời Chúa dạy.
c. Sống đức tin của mình hằng ngày.
d. Tuân giữ Lề Luật của Chúa.

18. Khổ chế Mùa Chay là một quyết tâm được trợ giúp nhờ điều gì, để vượt thắng khiếm khuyết đức tin và thái độ phản kháng của chúng ta khi đi theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá?
a. Cầu nguyện.
b. Học hỏi.
c. Hy sinh.
d. Nhờ ân sủng.

19. Để làm gì, chúng ta phải để Chúa Giêsu dẫn mình đi lối riêng, đưa lên cao và tách ra khỏi sự tầm thường và phù phiếm?
a. Để đào sâu kiến thức về Thầy,
b. Để hiểu trọn vẹn và đón nhận mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa, được thực hiện trong sự hiến thân trọn vẹn vì tình yêu.
c. Để sống đúng ơn gọi của người Kitô.
d. Chỉ a và b đúng.

20. Để đào sâu kiến thức về Thầy, để hiểu trọn vẹn và đón nhận mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa, được thực hiện trong sự hiến thân trọn vẹn vì tình yêu, chúng ta phải để Chúa Giêsu làm gì cho mình?
a. Dẫn mình đi lối riêng,
b. Đưa lên cao,
c. Tách ra khỏi sự tầm thường và phù phiếm.
d. Cả a, b và c đúng.

21. Giống như một cuộc leo núi, chúng ta cần phải khởi hành một lộ trình khó khăn đòi hỏi điều gì?  
a. Nỗ lực,
b. Hy sinh,
c. Tập trung.
d. Cả a, b và c đúng.

22. Những điều kiện tiên quyết này cũng thế nào đối với lộ trình Hiệp Hành mà, là một Hội Thánh, chúng ta đã dấn thân thực hiện?
a. Cũng rất quan trọng.
b. Cũng rất hợp thời.
c. Cũng rất minh bạch.
d. Cũng rất thu hút.

23. Sẽ thật hữu ích khi chúng ta suy tư về mối tương quan giữa khổ chế Mùa Chay và điều gì?
a. Thực hành bác ái.
b. Trải nghiệm Hiệp Hành.
c. Sống đời hãm mình.
d. Ăn chay cầu nguyện.

24. Trong cuộc “tĩnh tâm” trên núi Tabor, Chúa Giêsu đem theo bao nhiêu môn đệ, những người được chọn để chứng kiến ​​một biến cố độc nhất vô nhị?
a. Hai môn đệ.
b. Ba môn đệ.
c. Năm môn đệ.
d. Bảy môn đệ.

25. Chúa Giêsu muốn chia sẻ điều gì, chứ không giữ lại cho riêng mình, cũng như toàn bộ đời sống đức tin của chúng ta là một trải nghiệm được sẻ chia?
a. Vinh quang Nước Trời.
b. Kinh nghiệm ân sủng này.
c. Cuộc sống mai sau.
d. Cuộc sống huy hoàng.

26. Vì chính trong điều gì mà chúng ta đi theo Chúa Giêsu?
a. Sự yêu thương nhau.
b. Sự liên đới với nhau.
c. Hội Thánh.
d. Thực hành ơn gọi của mình.

27. Và chúng ta, là một Hội Thánh lữ hành giữa dòng thời gian, cùng trải nghiệm Năm phụng vụ và trong đó có Mùa Chay, chúng ta cùng tiến bước với anh chị em mà Chúa đã đặt bên cạnh chúng ta như gì?
a. Những bạn đồng hành.
b. Những người di dân.
c. Dân Ítraen.
d. Dân Thiên Chúa.

28. Cũng giống như biến cố Chúa Giêsu và các môn đệ đi lên Núi Tabor, chúng ta có thể khẳng định rằng, hành trình Mùa Chay của chúng ta là “Hiệp Hành”, bởi vì chúng ta cùng nhau đi trên một con đường, với tư cách là gì?  
a. Những người con của Thiên Chúa.
b. Những môn đệ của một vị Thầy duy nhất.
c. Dân mới của Thiên Chúa.
d. Những người được Thiên Chúa tuyển chọn.

29. Chúng ta biết rằng chính ai là Con Đường, và do đó, trong hành trình Phụng vụ cũng như trong tiến trình Thượng Hội đồng, Giáo Hội không làm gì khác hơn là bước vào mầu nhiệm Đức Kitô – Đấng Cứu Độ một cách sâu xa và trọn vẹn hơn? 
a. Thiên Chúa.
b. Chúa Giêsu.
c. Hội Thánh.
d. Thượng Hội đồng.

30. Chúng ta biết rằng chính Chúa Giêsu là Con Đường, và do đó, trong hành trình Phụng vụ cũng như trong tiến trình Thượng Hội đồng, Giáo Hội không làm gì khác hơn là bước vào mầu nhiệm gì một cách sâu xa và trọn vẹn hơn?
a. Tử nạn và Phục sinh.
b. Con Thiên Chúa làm người.
c. Một Chúa Ba Ngôi.
d. Đức Kitô – Đấng Cứu Độ.

31. Tin mừng thuật lại rằng Chúa Giêsu “biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người thế nào, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng”? (Mt 17, 2)  
a. Chói lọi như mặt trời.
b. Như hừng đông giữa đêm tối.
c. Như sao Mai tỏa rạng.
d. Như ngọn đuộc bừng sáng.

32. Tin mừng thuật lại rằng Chúa Giêsu “biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng” (Mt 17, 2). Đây là gì của cuộc hành trình? 
a. Chóp đỉnh.
b. Mục tiêu.
c. Ân sủng.
d. Chỉ a và b đúng.

33. Vào cuối cuộc leo núi, khi đang ở trên đỉnh núi với Chúa Giêsu, ba môn đệ được ơn nhìn thấy điều gì?
a. Ngôn sứ Môsê và ngôn sứ Êlia.
b. Cuộc thương khó của Chúa Giêsu.
c. Cuộc sông vinh quang mai sau.
d. Chúa Giêsu trong vinh quang, chói ngời ánh sáng siêu nhiên.

34. Vẻ đẹp thiêng liêng của thị kiến này trỗi vượt hơn những nỗ lực mà các môn đệ đã cố gắng làm gì?
a. Khi xin ở lại trên núi.
b. Khi lên Núi Tabor.
c. Khi diện kiến ngôn sứ Êlia.
d. Khi cầu nguyện với Chúa.

35. Như trong bất kỳ chuyến leo núi gian nan nào, đang khi leo, chúng ta phải chăm chú nhìn vào con đường; nhưng bức tranh toàn cảnh mở ra ở cuối lộ trình gây bất ngờ và đền đáp cho chúng ta bởi điều gì?
a. Những thành quả đem lại tốt đẹp.
b. Chúng ta được khen ngợi.
c. Sự kỳ diệu của nó.
d. Sự hiệp nhất giữa mọi người.

36. Tiến trình Hiệp Hành thường có vẻ như là một con đường khó khăn, và đôi khi có thể làm gì?
a. Gây chia rẻ.
b. Gây nản lòng.   
c. Gây phản kháng.
d. Gây thích thú.

37. Tuy nhiên, điều chờ đợi chúng ta ở cuối hành trình chắc chắn sẽ là một điều gì đó kỳ diệu và ngỡ ngàng, điều đó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn điều gì trong khi phục vụ vương quốc của Thiên Chúa?
a. Ý muốn của Thiên Chúa.
b. Sứ mạng dành cho chúng ta.
c. Thân phận yếu duối của con người.
d. Chỉ a và b đúng.

38. Trải nghiệm của các môn đệ trên núi Tabor càng phong phú hơn nữa khi, bên cạnh Chúa Giêsu biến hình, xuất hiện những ai, vốn là hiện thân của Lề luật và các Ngôn sứ?
a. Ông Êlia.
b. Ông Môsê.
c. Ông Nôê.
d. Chỉ a và b đúng.

39. Điều mới mẻ của ai vừa là sự hoàn tất Giao ước cũ và các lời hứa, vừa không tách rời khỏi lịch sử của Thiên Chúa với dân của Ngài và đồng thời mặc khải ý nghĩa sâu xa hơn cho lịch sử đó?
a. Đức Kitô.
b. Ông Êlia.
c. Ông Môsê.
d. Ông Gioan Tẩy giả.

40. Tương tự như vậy, lộ trình Hiệp Hành bắt nguồn từ đâu, nhưng đồng thời cũng mở ra cho những điều mới mẻ?
a. Từ các nền văn hóa khác của Hội Thánh.
b. Từ truyền thống của Giáo Hội.
c. Từ các Giáo phụ.
d. Từ Thánh Kinh.
41. Điều gì là nguồn cảm hứng để tìm kiếm những con đường mới, và để tránh những cám dỗ đối nghịch của sự trì trệ và ngẫu hứng? a. Truyền thống
a. Truyền thống.
b. Các tông đồ.
c. Các Giáo phụ.
d. Thánh Kinh.

42. Hành trình khổ chế Mùa Chay cũng như điều gì đều có mục tiêu là một cuộc biến hình, cả về phương diện cá nhân lẫn Giáo Hội?
a. Đời sống người tín hữu.
b. Tiến trình Thượng Hội đồng.
c. Những thực hành Mùa Chay.
d. Thăng tiến tâm linh.

43. Một sự biến đổi, mà trong cả hai trường hợp, đều có khuôn mẫu nơi đâu và được thực hiện nhờ ân sủng của mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giêsu?
a. Hang đá Bê lem.
b. Chúa Giêsu Hiển dung.
c. Trên đồi Gôngôtha.
d. Chúa Giêsu thăng thiên.

44. Để cuộc biến hình này có thể trở thành hiện thực nơi chúng ta trong năm nay, Đức Thánh cha muốn đề nghị hai “Lộ trình” cần đi theo để làm gì?
a. Để cùng lên núi với Chúa Giêsu.
b. Để cùng với Chúa Giêsu đạt tới mục tiêu.
c. Để cùng với Chúa Giêsu sống trong vinh quang.
d. Chỉ a và b đúng.

45. Lộ trình thứ nhất liên quan đến mệnh lệnh mà Chúa Cha ngỏ với các môn đệ trên núi Tabor, khi họ làm gì?
a. Kinh hoàng trước thánh ý Chúa Cha.
b. Chiêm ngưỡng Chúa Giêsu Hiển dung.
c. Thất kinh trước thị kiến huy hoàng.
d. Say mê nghe Chúa đàm đạo với ông Môsê và Êlia.

46. Tiếng từ đám mây phán ra thế nào? (Mt 17,5)    
a. “Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!” 
b. “Các ngươi hãy thực hành lời Người!”
c. “Các ngươi hãy đi theo Người!”
d. “Các ngươi hãy loan truyền lời Người!”

47. Do đó, đề xuất đầu tiên rất rõ ràng là gì?
a. Chúng ta cần đi theo Chúa Giêsu.
b. Chúng ta cần thực hành lời Chúa Giêsu.
c. Chúng ta cần loan báo Tin mừng.
d. Chúng ta cần lắng nghe Chúa Giêsu.

48. Mùa Chay là thời gian ân sủng để chúng ta làm gì?
a. Thăng tiến đời sống thiêng liêng của chúng ta.
b. Thực hành chay tịnh Mùa Chay.
c. Lắng nghe Lời khi Người ngỏ lời với chúng ta.
d. Hy sinh hãm mình như lời Chúa dạy.

49. Nhưng Chúa Giêsu nói với chúng ta như thế nào? Trước hết, từ Lời Chúa mà ai công bố cho chúng ta trong Phụng vụ?
a. Giáo Hội.
b. Chúa Kitô.
c. Linh mục.
d. Thừa tác viên đọc sách.

50. Mong sao chúng ta đừng để điều gì bị bỏ ngoài tai; trong trường hợp không thể tham dự Thánh Lễ thường xuyên, chúng ta hãy đọc các Bài đọc Kinh Thánh hàng ngày, dù là với sự trợ giúp của internet?  
a. Thánh lễ.
b. Lời Chúa.
c. Lời cầu nguyện.
d. Thánh Thể.

51. Ngoài Kinh Thánh, Chúa còn nói với chúng ta qua anh chị em của chúng ta, nhất là qua đâu?
a. Những truyền thống của Giáo Hội.
b. Những tác phẩm đạo đức cuat Giáo Hội sơ khai.
c. Những nhà truyền giáo.
d. Những khuôn mặt và câu chuyện của những người cần được giúp đỡ.

52. Nhưng Đức Thánh Cha cũng muốn thêm vào một khía cạnh khác, rất quan trọng trong tiến trình Hiệp Hành: thái độ lắng nghe Chúa Giêsu cũng bao gồm việc gì? 
a. Cùng hiệp nhất với nhau trong mọi quyết định.
b. Cùng giúp nhau thực thi Lời Chúa.
c. Lắng nghe anh chị em khác trong Giáo Hội.
d. Cùng thăng tiến con người trong mọi lãnh vực.

53. Cách lắng nghe lẫn nhau là mục tiêu chính trong một số giai đoạn của tiến trình, nhưng nó luôn luôn không thể thiếu trong phương pháp và phong cách của một Giáo Hội gì?
a. Hiệp hành.
b. Hiện đại.
c. Sung mãn.
d. Của Chúa Kitô.

54. Khi nghe tiếng Chúa Cha, các môn đệ “kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất. Bấy giờ Chúa Giêsu lại gần, chạm đến các ông và bảo điều gì? (Mt 17, 6-8)
a. “Hãy đi theo Thầy!”
b. “Chỗi dậy đi, đừng sợ!”  
c. “Hãy lui ra đàng sau Thầy!”
d. “Hãy vâng nghe lời Thầy.”

55. Đây là đề nghị thứ hai cho Mùa Chay này: đừng dựa vào một thứ tôn giáo được tạo ra từ những sự kiện phi thường và những kinh nghiệm kịch tính, hãy vượt qua nỗi sợ vì phải đối diện với những điều gì trong cuộc sống hàng ngày?
a. Thực tế và những đấu tranh,
b. Khó khăn và mâu thuẫn,
c. Ánh sáng và bóng tối.
d. Chỉ a và b đúng.

56. Ánh sáng mà Chúa Giêsu tỏ ra cho các môn đệ là sự báo trước về điều gì, và đó phải là mục tiêu trong cuộc hành trình của chúng ta, khi chúng ta đi theo “một mình Người”?    
a. Cuộc khổ nạn của Chúa.
b. Cuộc thương khó mà Người phải chịu.
c. Vinh quang Phục sinh.
d. Sự lên trời vinh hiển.

57. Mùa Chay hướng về Lễ Phục Sinh: “tĩnh tâm” tự nó không phải là mục đích, nhưng là phương thế chuẩn bị cho chúng ta trải nghiệm cuộc khổ nạn và thập giá của Chúa Giêsu với điều gì, hầu đạt tới sự phục sinh?
a. Đức tin,
b. Đức cậy,
c. Đức mến.
d. Cả a, b và c đúng.

58. Cũng vậy, trên lộ trình Hiệp Hành, ngay cả khi Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng của một số trải nghiệm hiệp thông mạnh mẽ, thì chúng ta đừng làm gì?   
a. Từng đã hiệp nhất với nhau.
b. Ảo tưởng đã thành công.
c. Ảo tưởng là mình đã đến đích.
d. Nghĩ là công trình của Thiên Chúa.

59. Vậy thì chúng ta hãy đi xuống đồng bằng, và xin cho điều gì mà chúng ta đã trải nghiệm giúp chúng ta trở thành “những nghệ nhân của tính hiệp hành” trong cuộc sống thường ngày tại các cộng đoàn của chúng ta?
a. Ân sủng.
b. Yêu thương.
c. Hiệp nhất.
d. Tha thứ.

Anh chị em thân mến, xin Chúa Thánh Thần thúc đẩy và nâng đỡ chúng ta trong Mùa Chay này khi chúng ta lên núi với Chúa Giêsu, để cảm nghiệm được vẻ huy hoàng thần linh của Người. Và nhờ đó, chúng ta được củng cố trong đức tin, được tiếp tục kiên trì trong cuộc lữ hành cùng với Chúa Giêsu, Đấng là vinh quang của dân Người và ánh sáng của muôn dân.

Rôma, Đền thờ Thánh Gioan Lateranô,
ngày 25. 01. 2023, Lễ Thánh Phaolô Trở lại.

Giáo Hoàng Phanxicô



Ô chữ Sứ điệp Mùa Chay 2023

Ô chữ này gồm 8 gợi ý dưới đây được xếp ngang dọc ngược xuôi. Chủ đề của ô chữ là những ký tự ở ô được tô đậm. Bạn hãy tìm xem những gợi ý này nằm ở đâu trong ô chữ và chủ đề là gì?

Những gợi ý

01. Trong khi những bổn phận thường ngày đòi buộc chúng ta phải ở lại những nơi quen thuộc và những thói quen lặp đi lặp lại đến độ nhàm chán, thì khi nào, chúng ta được mời gọi đi lên “một ngọn núi cao” cùng với Chúa Giêsu và sống một kinh nghiệm thiêng liêng đặc biệt - sự khổ chế - như dân thánh của Thiên Chúa? 

02. Những điều gì thường ngày đòi buộc chúng ta phải ở lại những nơi quen thuộc và những thói quen lặp đi lặp lại đến độ nhàm chán?

03. Khi quở trách ông Simon Phêrô, Chúa Giêsu gọi tư tưởng của ông không phải là tư tưởng của ai, mà là tư tưởng của loài người?

04. Sứ điệp Mùa Chay 2023 giới thiệu biến cố ai hiển dung mà Tin mừng nhất lãm thuật lại?

05. Giống như một cuộc leo núi, chúng ta cần phải khởi hành một lộ trình khó khăn đòi hỏi nỗ lực, hy sinh và điều gì?

06. Mùa Chay hướng về Lễ Phục Sinh: “tĩnh tâm” tự nó không phải là mục đích, nhưng là phương thế chuẩn bị cho chúng ta trải nghiệm cuộc khổ nạn và thập giá của Chúa Giêsu với đức tin, đức cậy và đức mến, hầu đạt tới sự gì? (Đọc từ dưới lên trên) 

07. Hỏi: Cách lắng nghe lẫn nhau là mục tiêu chính trong một số giai đoạn của tiến trình, nhưng nó luôn luôn không thể thiếu trong phương pháp và phong cách của một Giáo Hội gì? (Đọc từ phải qua trái)

08. Sẽ thật hữu ích khi chúng ta suy tư về mối tương quan giữa khổ chế Mùa Chay và trải nghiệm gì?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

 
Gb. Nguyễn Thái Hùng
2023

* * * * * * *
Lời giải đáp
Sứ điệp Mùa Chay năm 2023
của Đức Thánh Cha Phanxicô
59 câu trắc nghiệm

01. c. Biến cố Chúa Giêsu hiển dung.
02. b. Khi các môn đệ chưa thật sự hiểu Người.
03. c. Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa. 
04. c. Môn đệ Simon Phêrô.
05. d. Cuộc khổ nạn và thập giá của Thầy Giêsu.  
06. b. Xatan, lui ra đàng sau Thầy!    
07. d. Tư tưởng của Thiên Chúa.
08. c. Sáu ngày sau.
09. d. Cả a, b và c đúng.
10. b. Chúa Nhật II Mùa Chay. 
11. b. Dẫn đến một nơi riêng biệt.
12. b. Những bổn phận. 
13. b. Trong Mùa Chay.   
14. b. Như dân thánh của Thiên Chúa.
15. d. Sự khổ chế.
16. c. Để vượt thắng khiếm khuyết đức tin và thái độ phản kháng của chúng ta.
17. a. Khi đi theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá.
18. d. Nhờ ân sủng. 
19. d. Chỉ a và b đúng.
20. d. Cả a, b và c đúng.
21. d. Cả a, b và c đúng.
22. a. Cũng rất quan trọng. 
23. b. Trải nghiệm Hiệp Hành.
24. b. Ba môn đệ.   
25. b. Kinh nghiệm ân sủng này.   
26. b. Sự liên đới với nhau.
27. a. Những bạn đồng hành.
28. b. Những môn đệ của một vị Thầy duy nhất.
29. b. Chúa Giêsu.
30. d. Đức Kitô – Đấng Cứu Độ.
31. a. Chói lọi như mặt trời. 
32. d. Chỉ a và b đúng. 
33. d. Chúa Giêsu trong vinh quang, chói ngời ánh sáng siêu nhiên.  
34. b. Khi lên Núi Tabor.
35. c. Sự kỳ diệu của nó.
36. b. Gây nản lòng.
37. d. Chỉ a và b đúng.
38. d. Chỉ a và b đúng.   
39. a. Đức Kitô.
40. b. Từ truyền thống của Giáo Hội.
41. a. Truyền thống
42. b. Tiến trình Thượng Hội đồng.
43. b. Chúa Giêsu Hiển dung. 
44. d. Chỉ a và b đúng.
45. b. Chiêm ngưỡng Chúa Giêsu Hiển dung.    
46. a. “Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!”    
47. d. Chúng ta cần lắng nghe Chúa Giêsu.
48. c. Lắng nghe Lời khi Người ngỏ lời với chúng ta.
49. a. Giáo Hội.
50. b. Lời Chúa.
51. d. Qua những khuôn mặt và câu chuyện của những người cần được giúp đỡ.
52. c. Lắng nghe anh chị em khác trong Giáo Hội.
53. a. Hiệp hành.
54. b. “Chỗi dậy đi, đừng sợ!”   
55. d. Chỉ a và b đúng.
56. c. Vinh quang Phục sinh.  
57. d. Cả a, b và c đúng.  
58. c. Ảo tưởng là mình đã đến đích. 
59. a. Ân sủng.  


Lời giải đáp
Ô chữ Sứ điệp Mùa Chay 2023

01. Mùa Chay.
02. Bổn phận.
03. Thiên Chúa.
04. Chúa Giêsu.
05. Tập trung. 
06. Phục sinh. (Đọc từ dưới lên trên) 
07. Hiệp hành. (Đọc từ phải qua trái)   
08. Hiệp Hành.

Chủ đề: Hiệp Hành

Gb. Nguyễn Thái Hùng
2023


Sứ điệp Mùa Chay năm 2023 của Đức Thánh Cha Phanxicô

 
https://hdgmvietnam.com/admin/upload/image/su-diep-mua-chay-nam-2023-cua-duc-thanh-cha-phanxico.jpg


https://hdgmvietnam.com/admin/upload/image/logo-vatican174518.png


SỨ ĐIỆP MÙA CHAY NĂM 2023
CỦA ĐỨC THÁNH CHA
 PHANXICÔ
Khổ chế Mùa Chay và Lộ trình Hiệp Hành

Anh chị em thân mến!

Các Sách Tin Mừng Matthêu, Marcô và Luca đều thuật lại biến cố Chúa Giêsu Hiển dung. Qua đó, chúng ta thấy Chúa đáp lại thái độ của các môn đệ khi chưa thật sự hiểu Người. Thật vậy, trước đó không lâu, đã có một cuộc xung đột thực sự giữa Thầy Giêsu và môn đệ Simon Phêrô, người mà sau khi tuyên xưng niềm tin của mình vào Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, đã phản đối lời tiên báo về cuộc khổ nạn và thập giá của Người. Chúa Giêsu đã mạnh mẽ quở trách ông: “Xatan, lui ra đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người!” (Mt 16, 23). Và rồi, “sáu ngày sau, Chúa Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông Giacôbê, tới một ngọn núi cao” (Mt 17, 1).

Đoạn Tin mừng về Chúa Giêsu Hiển dung được đọc hàng năm vào Chúa Nhật II Mùa Chay. Thật vậy, trong mùa Phụng vụ này, Chúa đem chúng ta đi với Người và dẫn đến một nơi riêng biệt. Trong khi những bổn phận thường ngày đòi buộc chúng ta phải ở lại những nơi quen thuộc và những thói quen lặp đi lặp lại đến độ nhàm chán, thì trong Mùa Chay, chúng ta được mời gọi đi lên “một ngọn núi cao” cùng với Chúa Giêsu và sống một kinh nghiệm thiêng liêng đặc biệt - sự khổ chế - như dân thánh của Thiên Chúa.

Khổ chế Mùa Chay là một quyết tâm được trợ giúp nhờ ân sủng, để vượt thắng khiếm khuyết đức tin và thái độ phản kháng của chúng ta khi đi theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá. Đây chính là điều mà Phêrô và các môn đệ cần phải thực hiện. Để đào sâu kiến thức về Thầy, để hiểu trọn vẹn và đón nhận mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa, được thực hiện trong sự hiến thân trọn vẹn vì tình yêu, chúng ta phải để Chúa Giêsu dẫn mình đi lối riêng, đưa lên cao và tách ra khỏi sự tầm thường và phù phiếm. Giống như một cuộc leo núi, chúng ta cần phải khởi hành một lộ trình khó khăn đòi hỏi nỗ lực, hy sinh và tập trung. Những điều kiện tiên quyết này cũng rất quan trọng đối với lộ trình Hiệp Hành mà, là một Hội Thánh, chúng ta đã dấn thân thực hiện. Sẽ thật hữu ích khi chúng ta suy tư về mối tương quan giữa khổ chế Mùa Chay và trải nghiệm Hiệp Hành.

Trong cuộc “tĩnh tâm” trên núi Tabor, Chúa Giêsu đem theo ba môn đệ, những người được chọn để chứng kiến​​một biến cố độc nhất vô nhị. Chúa Giêsu muốn chia sẻ kinh nghiệm ân sủng này, chứ không giữ lại cho riêng mình, cũng như toàn bộ đời sống đức tin của chúng ta là một trải nghiệm được sẻ chia. Vì chính trong sự liên đới với nhau mà chúng ta đi theo Chúa Giêsu. Và chúng ta, là một Hội Thánh lữ hành giữa dòng thời gian, cùng trải nghiệm Năm phụng vụ và trong đó có Mùa Chay, chúng ta cùng tiến bước với anh chị em mà Chúa đã đặt bên cạnh chúng ta như những bạn đồng hành. Cũng giống như biến cố Chúa Giêsu và các môn đệ đi lên Núi Tabor, chúng ta có thể khẳng định rằng, hành trình Mùa Chay của chúng ta là “Hiệp Hành”, bởi vì chúng ta cùng nhau đi trên một con đường, với tư cách là những môn đệ của một vị Thầy duy nhất. Hơn nữa, chúng ta biết rằng chính Chúa Giêsu là Con Đường, và do đó, trong hành trình Phụng vụ cũng như trong tiến trình Thượng Hội đồng, Giáo Hội không làm gì khác hơn là bước vào mầu nhiệm Đức Kitô – Đấng Cứu Độ một cách sâu xa và trọn vẹn hơn.
Và như thế chúng ta cùng bước lên cao điểm. Tin mừng thuật lại rằng Chúa Giêsu “biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng” (Mt 17, 2). Đây là “chóp đỉnh”, mục tiêu của cuộc hành trình. Vào cuối cuộc leo núi, khi đang ở trên đỉnh núi với Chúa Giêsu, ba môn đệ được ơn nhìn thấy Người trong vinh quang, chói ngời ánh sáng siêu nhiên. Một ánh sáng không đến từ bên ngoài, nhưng tỏa ra từ chính Chúa. Vẻ đẹp thiêng liêng của thị kiến này trỗi vượt hơn những nỗ lực mà các môn đệ đã cố gắng khi lên Núi Tabor. Như trong bất kỳ chuyến leo núi gian nan nào, đang khi leo, chúng ta phải chăm chú nhìn vào con đường; nhưng bức tranh toàn cảnh mở ra ở cuối lộ trình gây bất ngờ và đền đáp cho chúng ta bởi sự kỳ diệu của nó. Cũng vậy, tiến trình Hiệp Hành thường có vẻ như là một con đường khó khăn, và đôi khi có thể gây nản lòng. Tuy nhiên, điều chờ đợi chúng ta ở cuối hành trình chắc chắn sẽ là một điều gì đó kỳ diệu và ngỡ ngàng, điều đó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý muốn của Thiên Chúa và sứ mạng dành cho chúng ta trong khi phục vụ vương quốc của Ngài.

Trải nghiệm của các môn đệ trên núi Tabor càng phong phú hơn nữa khi, bên cạnh Chúa Giêsu biến hình, xuất hiện ông Môsê và Êlia, vốn là hiện thân của Lề luật và các Ngôn sứ (x. Mt 17, 3). Điều mới mẻ của Đức Kitô vừa là sự hoàn tất Giao ước cũ và các lời hứa, vừa không tách rời khỏi lịch sử của Thiên Chúa với dân của Ngài và đồng thời mặc khải ý nghĩa sâu xa hơn cho lịch sử đó. Tương tự như vậy, lộ trình Hiệp Hành bắt nguồn từ truyền thống của Giáo Hội, nhưng đồng thời cũng mở ra cho những điều mới mẻ. Truyền thống là nguồn cảm hứng để tìm kiếm những con đường mới, và để tránh những cám dỗ đối nghịch của sự trì trệ và ngẫu hứng.

Hành trình khổ chế Mùa Chay cũng như tiến trình Thượng Hội đồng đều có mục tiêu là một cuộc biến hình, cả về phương diện cá nhân lẫn Giáo Hội. Một sự biến đổi, mà trong cả hai trường hợp, đều có khuôn mẫu nơi Chúa Giêsu Hiển dung và được thực hiện nhờ ân sủng của mầu nhiệm Vượt qua của Người. Để cuộc biến hình này có thể trở thành hiện thực nơi chúng ta trong năm nay, tôi muốn đề nghị hai “Lộ trình” cần đi theo để cùng lên núi với Chúa Giêsu, và cùng với Người đạt tới mục tiêu.

Lộ trình thứ nhất liên quan đến mệnh lệnh mà Chúa Cha ngỏ với các môn đệ trên núi Tabor, khi họ chiêm ngưỡng Chúa Giêsu Hiển dung. Tiếng từ đám mây phán ra: “Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!” (Mt 17, 5). Do đó, đề xuất đầu tiên rất rõ ràng: Chúng ta cần lắng nghe Chúa Giêsu. Mùa Chay là thời gian ân sủng để chúng ta lắng nghe Lời khi Người ngỏ lời với chúng ta. Nhưng Chúa Giêsu nói với chúng ta như thế nào? Trước hết, từ Lời Chúa mà Giáo hội công bố cho chúng ta trong Phụng vụ. Mong sao chúng ta đừng để Lời ấy bị bỏ ngoài tai; trong trường hợp không thể tham dự Thánh Lễ thường xuyên, chúng ta hãy đọc các Bài đọc Kinh Thánh hàng ngày, dù là với sự trợ giúp của internet. Ngoài Kinh Thánh, Chúa còn nói với chúng ta qua anh chị em của chúng ta, nhất là qua những khuôn mặt và câu chuyện của những người cần được giúp đỡ. Nhưng tôi cũng muốn thêm vào một khía cạnh khác, rất quan trọng trong tiến trình Hiệp Hành: thái độ lắng nghe Chúa Giêsu cũng bao gồm việc lắng nghe anh chị em khác trong Giáo Hội. Cách lắng nghe lẫn nhau là mục tiêu chính trong một số giai đoạn của tiến trình, nhưng nó luôn luôn không thể thiếu trong phương pháp và phong cách của một Giáo Hội hiệp hành.

Khi nghe tiếng Chúa Cha, các môn đệ “kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất. Bấy giờ Chúa Giêsu lại gần, chạm đến các ông và bảo: "Chỗi dậy đi, đừng sợ! Các ông ngước mắt lên, không thấy ai nữa, chỉ còn một mình Chúa Giêsu mà thôi” (Mt 17, 6-8). Đây là đề nghị thứ hai cho Mùa Chay này: đừng dựa vào một thứ tôn giáo được tạo ra từ những sự kiện phi thường và những kinh nghiệm kịch tính, hãy vượt qua nỗi sợ vì phải đối diện với thực tế và những đấu tranh, khó khăn và mâu thuẫn của nó trong cuộc sống hàng ngày. Ánh sáng mà Chúa Giêsu tỏ ra cho các môn đệ là sự báo trước về vinh quang Phục sinh, và đó phải là mục tiêu trong cuộc hành trình của chúng ta, khi chúng ta đi theo “một mình Người”. Mùa Chay hướng về Lễ Phục Sinh: “tĩnh tâm” tự nó không phải là mục đích, nhưng là phương thế chuẩn bị cho chúng ta trải nghiệm cuộc khổ nạn và thập giá của Chúa Giêsu với đức tin, đức cậy và đức mến, hầu đạt tới sự phục sinh. Cũng vậy, trên lộ trình Hiệp Hành, ngay cả khi Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng của một số trải nghiệm hiệp thông mạnh mẽ, thì chúng ta đừng ảo tưởng là mình đã đến đích. Vì, cũng tại đây, Chúa lặp lại với chúng ta rằng: “Chỗi dậy đi, đừng sợ”. Vậy thì chúng ta hãy đi xuống đồng bằng, và xin cho ân sủng mà chúng ta đã trải nghiệm giúp chúng ta trở thành “những nghệ nhân của tính hiệp hành” trong cuộc sống thường ngày tại các cộng đoàn của chúng ta.

Anh chị em thân mến, xin Chúa Thánh Thần thúc đẩy và nâng đỡ chúng ta trong Mùa Chay này khi chúng ta lên núi với Chúa Giêsu, để cảm nghiệm được vẻ huy hoàng thần linh của Người. Và nhờ đó, chúng ta được củng cố trong đức tin, được tiếp tục kiên trì trong cuộc lữ hành cùng với Chúa Giêsu, Đấng là vinh quang của dân Người và ánh sáng của muôn dân.

Rôma, Đền thờ Thánh Gioan Lateranô,
ngày 25. 01. 2023, Lễ Thánh Phaolô Trở lại.

Giáo Hoàng Phanxicô

 

Chuyển ngữ: Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm

WHĐ (17.02.2023
ttps://www.hdgmvietnam.com/chi-tiet/su-diep-mua-chay-nam-2023-cua-duc-thanh-cha-phanxico-50301

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây