Tìm Chúa trong thinh lặng và nhìn Chúa bằng trái tim

Thứ hai - 06/07/2020 08:07 |   786
Quyển sách cổ điển Hoàng tử bé của nhà văn Pháp mang một sứ điệp đầy hy vọng cho thời buổi này như tiên tri Giê-rê-mia trong đoạn 29:11, đã là chủ đề của một quyển sách mới.
Tìm Chúa trong thinh lặng và nhìn Chúa bằng trái tim

 

Hy vọng và Điều kỳ diệu: Tìm Chúa trong thinh lặng và nhìn Chúa bằng trái tim
ncregister.com, Amy Smith,  


Quyển sách cổ điển Hoàng tử bé của nhà văn Pháp mang một sứ điệp đầy hy vọng cho thời buổi này như tiên tri Giê-rê-mia trong đoạn 29:11, đã là chủ đề của một quyển sách mới. Minh họa sách Hoàng tử bé  / Shutterstock)

Một trích đoạn sách Chúa có một kế hoạch cho bạn: Các bài học đầy hy vọng cho các phụ nữ trẻ. (The Plans God Has for You: Hopeful Lessons for Young Women, Amy Smith)

Trong Cựu Ước Chúa thường có những cách rất chặt chẽ để kết nối với dân Ngài để hướng dẫn họ như lần Chúa hiển hiện với ông Môsê trong cây cháy. Và lần Chúa gọi ông Samuel ban đêm làm ông tưởng lầm là tiên tri Ê-lia gọi. Tiên tri Ê-lia biết đó là Chúa gọi nói với Samuel, nếu có ai gọi thì trả lời: “Lạy Chúa, xin Ngài phán vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe”. Đó là những gì chúng ta phải làm: mở lòng ra với tiếng gọi của Chúa và lắng nghe – rồi trả lời. Tôi thật sự thích câu trả lời của tiên tri Ê-lia với tiếng gọi của Chúa trong cuộc đời của Samuel: “Người là Đức Chúa. Xin Người cứ làm điều Người cho là tốt” (1 Samuel 3:18).

Thiên Chúa là người tạo dựng sự tốt lành, vì vậy Ngài sẽ hướng dẫn chúng ta tốt nhất. Tất cả đưa chúng ta trở lại với Giê-rê-mi 29:11, đúng không?

Điều quan trọng cần nhớ là Chúa thường nói rất nhẹ với chúng ta. Chúng ta nhớ lại, tiên tri Ê-lia tìm Chúa trên núi. Chúa không ở trong gió, trong trận động đất hay trong lửa. Chúa ở trong thinh lặng (1 V 19: 9-13).

Có bao giờ chúng ta giữ thinh lặng thực sự không? Thinh lặng giúp chúng ta lắng nghe Chúa và nghe những gì Chúa muốn nói với chúng ta. Lắng nghe là chìa khóa mà Chúa nói trực tiếp với chúng ta qua Sách Thánh hay qua kinh nghiệm trọn vẹn của đức tin hoặc qua tiếng thì thầm trong lòng chúng ta.

Nhìn với trái tim là một trong các chủ đề yêu thích của tôi trong câu chuyện Hoàng tử bé của nhà văn Pháp Antoine de Saint-Exupéry.

Con chồn khôn ngoan nói với Hoàng tử bé: “Và bây giờ, đây là bí mật của tôi, một bí mật rất đơn giản: chỉ với quả tim chúng ta mới có thể nhìn đúng, điều thiết yếu thì vô hình với mắt phàm”. Chúng ta tất cả phải coi trọng lời của con chồn. Nếu chúng ta phán xét với quả tim thay vì với con mắt thì thế giới chúng ta sẽ có thể là một thế giới công bằng hơn.

Trẻ em luôn nhìn với trái tim của chúng; chúng không bị mệt mỏi bởi đường lối thế gian. Kinh nghiệm của chúng dạy cho chúng thấy hy vọng và điều kỳ diệu trong mọi sự. Với Chúa Kitô bên cạnh, chúng ta cũng có thể.

Thế giới sinh hoạt nhanh chóng của chúng ta ít có chỗ để chúng ta ngồi xuống, thưởng thức cái đẹp chung quanh mình. Kỹ thuật hiện đại thúc giục chúng ta làm mọi thứ nhanh hơn, như thử điều đó làm cho mọi thứ tốt hơn. Và tôi không nghĩ ai còn có thì giờ để suy nghĩ về ý nghĩa cuộc đời khi họ kiểm điện thoại hoặc nhắn tin nhắn liên tục 24/24 và 7/7, dành thì giờ để làm chậm lại trong các khoảnh khắc quan trọng đang ở trước mặt hoặc, nơi ý nghĩa cuộc đời đang diễn ra. Chúng ta cần bỏ thì giờ để thưởng thức khi mặt trời lặn, uống tách trà nóng, đọc một quyển sách hay, một tạp chí hấp dẫn, ở bên cạnh gia đình hay bạn bè. Khi thưởng thức sự tốt đẹp của cuộc sống, chúng ta sẽ có một quan điểm mới về cuộc sống mình đang có. Chúng ta có thể thấy các phúc lành chung quanh chúng ta, đó là điều cần thiết để hiểu công trình của Chúa đã làm cho đời chúng ta trong quá khứ để chúng ta có thể sẵn sàng tin tưởng tiến về phía trước, trong niềm tin chúng ta đang làm theo ý Ngài. Yêu thích cuộc sống là điều cốt tử để sống trọn vẹn, yêu thương người khác và trở thành người tốt nhất mà Chúa đã tạo ra cho mình.

Biết các đặc ân ưu tiên của mình cũng là một chìa khóa để phân định. Khi các ưu tiên của chúng ta ngay thẳng, chúng ta có thể hòa hợp hơn với nơi mà Chúa kêu gọi chúng ta sau đó. Làm thế nào chúng ta biết khi nào thì các đặc ân của chúng ta là chân chính? Trước hết Chúa phải là đầu tiên, kế đó đến gia đình. Sau đó phải là trường học, công việc, bạn bè, các sinh hoạt… Như thánh Gioan Vianê đã nói: “Đó là quy tắc sống mỗi ngày: không làm bất cứ gì mà mình không thể dâng lên Chúa.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch


http://phanxico.vn/2020/07/05/hy-vong-va-dieu-ky-dieu-tim-chua-trong-thinh-lang-va-nhin-chua-bang-trai-tim/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây