Hypocrisy – Đạo Đức Giả

Thứ bảy - 30/12/2023 18:53 | Tác giả bài viết: Lm. Giuse Nguyễn Đức Thịnh |   214
Trên Quan Lộ Cuộc Đời: Hypocrisy – Đạo Đức Giả

Hypocrisy – Đạo Đức Giả

tbd 311223b


ĐHY Cantalamessa - Giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng, chia sẻ tư tưởng của ngài trong Mùa Chay Thánh năm 2019 như sau:

Thật ngạc nhiên khi thấy tội đạo đức giả nặng nề đến thế, đến mức là tội lỗi mà Chúa Giêsu tố cáo nhiều nhất trong Tin Mừng, nhưng tội ấy rất ít khi được đưa vào công thức tự vấn lương tâm thông thường của chúng ta”.

Pascal viết rằng: “Ai cũng có 2 cuộc sống: một là cuộc sống thực sự của anh ta, còn lại là cái anh ta tưởng tượng trong tâm trí về mình và trong tâm trí người khác về anh ta”.

Hypocrisy là ngôn từ của Kịch nghệ, và theo thời gian nó gắn liền với nghĩa tiêu cực là Đạo Đức Giả. Cuộc đời ta như một màn kịch đang diễn cho công chúng xem: Ta là người thật hay vai diễn?

- Người thực thì có diện mạo cụ thể - Nhân vật thì luôn hóa trang hay đeo mặt nạ.
- Người thực thì hoàn toàn trần trụi – Nhân vật phủ trên người nhiều lớp trang phục.
- Người thực thì ưa thích sự chân thành và thực tế - Nhân vật sống cuộc đời hư cấu, giả tạo.
- Người thực thì tuân theo niềm tin chính mình – Nhân vật sống theo kịch bản.
- Người thực thì khiêm tốn hiền lành – Nhân vật thì phức tạp khôn lường.

Descartes nói: “Cogito, ergo sum – Tôi nghĩ, vì thế tôi là”. Xu hướng thời đại nay: “Tôi xuất hiện, vì thế tôi là”. Lý do ngày nay, phần lớn truyền thông (như Facebook, Twitter, truyền hình…) làm cho chúng ta sống giả hình, ảo tưởng về mình.

Người đạo đức giả nói một đàng làm một nẻo, các ngôn từ và thái độ không tương ứng với thực tế của tâm hồn.

Nguy cơ này là một cái bẫy to lớn cho những người có lòng đạo đức, nhất là hàng giáo sĩ. Một thầy Rabbi trong thời Chúa Kitô nói rằng 90% những kẻ đạo đức giả trên thế giới có thể được tìm thấy ở Giêrusalem! Lý do là nơi nào giá trị tinh thần, lòng đạo đức và nhân đức được đánh giá cao nhất, thì nơi đó có cơn cám dỗ sống giả hình mạnh nhất, để người ta không nghĩ mình không có những điều đó.

Hậu quả của đạo đức giả là: “Chúng Đã Được Thưởng Công Rồi” (Mt 6,2). Một phần thưởng cũng giả dối mà họ được ký nhận ngay ở đời nay thay cho tất cả.

Tự xét mình, tất cả chúng ta đều là những kẻ Đạo Đức Giả. Con người thực, trần trụi của chúng ta đang mơ màng trong một xã hội ảo của hình thức hoành tráng, giả tạo, báo cáo láo, phô trương, nặng thành tích… Thế nên không ít thì nhiều, chính tôi đây cũng đang là một Hypocrisy đúng nghĩa.

Lạy Chúa, xin cho con biết con: Biết con là cát bụi, là tạo vật phàm hèn mỏng giòn, là tội nhân trước mặt Chúa và anh em mình”.

Lm. Giuse Nguyễn Đức Thịnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây