CÓ MỘT CA ĐOÀN NHƯ THẾ…

Thứ hai - 24/02/2020 17:22 |   882
Nếu có ai hỏi, ca đoàn nào già nhất trong giáo xứ Thánh Tâm, xin thưa đó là ca đoàn Lê Bảo Tịnh. Những giọng ca U50, U60 vẫn kiên trì cất giọng hát, không những thế, anh em còn “có khiếu” hát trong các thánh lễ an táng.
fIMG 3434
fIMG 3434

CÓ MỘT CA ĐOÀN NHƯ THẾ…

[24.03.2009 22:13]
Đa Minh Thiên Sa

Đọc bức "Tâm thư gửi người học trò cũ" của cha giáo, chợt hiểu hơn sự cố gắng của các anh chị trong ca đoàn Lê Bảo Tịnh, chất Lê Bảo Tịnh vẫn còn, tiếng hát từ mái trường Lê Bảo Tịnh năm xữa vẫn ngân vang trong giáo đường, nơi nghĩa trang và trong cả cuộc sống đầy bận rộn. Tiếng hát từ những người tầm-tầm-thường-thường bỗng trở nên dịu ngọt và thân thương biết mấy.

Không biết đã mấy năm rồi.

Cứ mỗi chiều chủ nhật, anh em ccs Lê Bảo Tịnh lại tụ họp trên gác đàn để hát Thánh ca phụng vụ ngày Chúa nhật.

Khởi phát từ ý tưởng của Lm Nguyễn Đình Lượng, ca đoàn Lê Bảo Tịnh được thành lập để hát trong thánh lễ chiều Chúa nhật vào lúc 16h. Khi tựu trung những người con Lê Bảo Tịnh để hát lễ, không ít người ban đầu vẫn còn e ngại, không biết ca đoàn này tồn tại được mấy bữa, không khéo lại “ …để gió cuốn đi”! Được sự chăm sóc của Lm chánh xứ Thánh Tâm Hà Duy Khâm, anh em trong ca đoàn vẫn bám trụ cho đến ngày hôm nay.

Nếu có ai hỏi, ca đoàn nào già nhất trong giáo xứ Thánh Tâm, xin thưa đó là ca đoàn Lê Bảo Tịnh. Những giọng ca U50, U60 vẫn kiên trì cất giọng hát, không những thế, anh em còn “có khiếu” hát trong các thánh lễ an táng. Chả thế mà sáng Mồng ba tết Kỷ Sửu vừa qua, giữa lúc thiên hạ đang tưng bừng đón xuân thì anh em trong ca đoàn Lê Bảo Tịnh lại được mời hát trong thánh lễ an táng. Hát từ nhà thờ ra đến tận nghĩa trang.

Để có được sự bền vững của một ca đoàn, trước hết phải nói đến công khó của nhạc trưởng Phạm Trọng Đức. Với chiếc xe dame “đời chót”, anh đã lặn lội từ giáo họ Giuse đến giáo xứ Thánh Tâm, vừa chọn bài, vừa tập hát. Organist Hiển cũng chạy sô từ ca đoàn Kytô Vua đến ca đoàn Lê Bảo Tịnh, đệm đàn đến mỏi cả …chân. Người lo phần hồn cho ca đoàn còn có nhạc sĩ Đỗ Kim Châu, Anh Nguyễn Xuân Lý. Thỉnh thoảng các anh ấy lại đánh nhịp thay thế mỗi lần nhạc trưởng đi vắng.

Các giọng ca nữ cũng hết sức cố gắng để sánh vai cùng với các đức lang quân. Khá nhiều dịp, trên gác đàn lại có sự xuất hiện của thế hệ thứ ba. Các cháu đến để cùng tham gia với bố mẹ, cháu nào chưa biết hát thì cứ… im lặng mà nghe bố mẹ hát.

Khi được phân công hát trong những dịp lễ lớn, anh em tập luyện rất nghiêm túc, nhất là dịp Giáng sinh, phải tập cả tháng mới hát được. Tụ hội về nơi đây, nhiều anh chị ở khá xa, lại vừa phải bươn chải trong cuộc sống. Các anh chị em làm đủ thứ nghề, tóc đã hoa râm mà mỗi lần tập hát thì cứ tưởng mình vẫn còn xuân. Vui lắm!

Trong âm thầm lặng lẽ, những người con tầm-tầm-thường-thường ấy vẫn hết sức cố gắng để hoà nhịp cùng giáo xứ cất cao lời ca ca tụng Thiên Chúa. Vượt qua những khó khăn vất vả, vượt qua những hạn chế của tuổi tác, các anh vẫn cố gắng chu toàn bổn phận của mình, bổn phận của cựu chủng sinh Lê Bảo Tịnh.

Từ sự gặp gỡ thường xuyên ấy, những ý tưởng về các hoạt động tông đồ đang được nhen nhóm. Làm thế nào để những năm tháng sống dưới “mái tình xanh” sẽ không trở nên hoang phí. Đọc bức Tâm thư gửi người học trò cũ của cha giáo, chợt hiểu hơn sự cố gắng của các anh chị trong ca đoàn Lê Bảo Tịnh, chất Lê Bảo Tịnh vẫn còn, tiếng hát từ mái trường Lê Bảo Tịnh năm xưa vẫn ngân vang trong giáo đường, nơi nghĩa trang và trong cả cuộc sống đầy bận rộn. Tiếng hát từ những người tầm-tầm-thường-thường bỗng trở nên dịu ngọt và thân thương biết mấy.

Đa Minh Thiên Sa
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây