Đúng giờ đúng lúc

Thứ ba - 24/10/2023 09:59 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   261
Trung tín bắt nguồn từ một lời hứa, một sự cam kết. Trung tín rất quan trọng từ việc làm ăn đến việc giữ mối tương quan với nhau.
18
18
Đúng giờ đúng lúc


Trung tín bắt nguồn từ một lời hứa, một sự cam kết. Trung tín rất quan trọng từ việc làm ăn đến việc giữ mối tương quan với nhau. Chúa lấy mẫu gương người trung tín dạy cho ta: “Vậy thì ai là người quản gia trung tín, khôn ngoan, mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp phát phần thóc gạo đúng giờ đúng lúc? Khi chủ về mà thấy đầy tớ ấy đang làm như vậy, thì thật là phúc cho anh ta.” (Lc 12, 42 - 43)

Người Do Thái rất quan trọng việc trung tín, họ trung tín dù phải chấp nhận thua lỗ, mất mát về phía mình một khi đã hứa, đã giao kèo.
Trung tín về thời gian như Chúa nói “Đúng giờ, đúng lúc”. Tiền bạc không mua được thời gian, theo sách Talmud, người Do Thái kinh nghiệm: “Người thật sự biết quý trọng thời gian, thì biết quý trọng cuộc sống và biết sống hạnh phúc”. Trong tất cả những gì ta có, thời gian là tài sản ta có ít nhất. Ta không thể mua thêm được nó khi “giờ đã đến”. Một cái kết thúc không theo ước muốn của ta vì thời gian không thuộc về ta. Chúa nói “đúng giờ, đúng lúc’ là cách nói “Hãy biết tận dụng thời gian khi còn có nó!”
Trung tín với lời hứa. “Thiên Chúa là Đấng trung tín” (1 Cor 10, 13). Trung tín trong lời hứa là một điều quan trọng giữa tương quan con người với nhau. Trung tín trở thành một nhân đức thiết yếu trong đời sống, nhằm bảo đảm cho sự tín thác trong mọi giao dịch buôn bán và tương quan. Thường ta thấy, mất tin tưởng hoặc chậm trễ giao hàng, hàng hoá sẽ bị trả về và không có lần sau giao dịch. Trong nhiều giao dịch chữ tín là quan trọng nó ảnh hưởng đến lợi nhuận và nhiều rủi ro thua lỗ nếu không đúng với lời hứa, cam kết. Mất tin tưởng vào nhau là cái mất mát lớn trong đời.
Trung tín là chấp nhận khó khăn khi gặp trở ngại. Không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh, chữ tín chấp nhận mọi rủi ro, khó khăn để hoàn thành. Khi Chúa nói “Vào giờ nó không hay, vào lúc nó không biết” (Lc 12, 46). Lúc nào cũng cần có những dự phòng cho bất trắc, dự liệu cho những khó khăn không ngờ. Về phía các dự án hoặc các giao thương đã đòi buộc như thế, huống chi về phía phần linh hồn. Ta không biết giờ nào, lúc nào, khi “được cả thế gian mà mất linh hồn nào ích chi?” (Lc 9, 25).
Người quản lý trung tín và khôn ngoan nhờ vào các yếu tố: Biết quý trọng thời gian – trung tín trong lời hứa và biết sẵn sàng “vào giờ không hay biết”.
L.m Giuse hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây