KÍNH GIỮ TẤM LÒNG

Chủ nhật - 07/08/2022 00:12 | Tác giả bài viết: Cổ Học Tinh Hoa |   477
Năm 2019, Trang Nhà đã giới thiệu đến độc giả CỔ HỌC TINH HOA Quyển Nhất. Nay, xin kính mời tham khảo tiếp Quyển Nhị. (xin gửi Nhời Bình qua email: binhbalme@gmail.com)
KÍNH GIỮ TẤM LÒNG

KÍNH GIỮ TẤM LÒNG

Khi có mối thiện nảy ra, thì kính giữ tâm lòng như ăn cho nó, như ôm đứa con đỏ đi trên mặt váng mùa xuân, như cầm hòn ngọc bích quí muôn vàn đi men trên sườn núi cao nghìn trượng chỉ sợ đánh rơi mất.

Khi có mối bất thiện xảy ra, thì kính giữ tấm lòng như sợ thuốc độc đổ vào bát canh, như có rắn, có cọp chặn ngang đường mà mong tránh đi, như có trộm cướp đến nhà chỉ mong làm sao mà đánh nó cho kỳ được.

DƯƠNG MINH TỬ

GIẢI NGHĨA

- Thiện: điều lành.

- Mặt váng: tức là lượt băng đóng ở trên mặt nước các sông, hồ, vân vân.

- Bất thiện: tức là ác.

NHỜI BÀN

Bài này về cách tu thân, mà cách tu thân rút lại có theo làm điều thiện, trừ bỏ điều bất thiện đi mà thôi. Muốn thế thì tất phải lưu tâm đến điều thiện và điều bất thiện tự khi nó mới nảy mầm ra, một bên thì quí báu cố giữ lấy cho được bền lâu, một bên thì kinh sợ cố làm thế nào mà tránh được cho xa.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân biên soạn
theo bản in của Vĩnh Hưng Long Thư Quán xuất bản năm 1928

NHỜI BÌNH

Ở đời, sự thiện sự ác song hành. Đôi khi làm ơn mắc oán. Chẳng biết đâu mà lần. Tâm địa người xấu khi nhìn việc tốt cũng cho là xấu. Bởi thế, khi có mối thiện nảy ra, thì giữ tâm cho chắc. Khi xảy ra mối bất thiện thì cố lánh cho xa.

(xin gửi thêm Nhời Bình qua email: binhbalme@gmail.com)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây