NGHĨA VÀ BẤT NGHĨA
Nay có kẻ vào vườn người ta hái trộm đào mận, thì ai nghe thấy cũng chê cười, quan bắt được tất trừng phạt. Tại sao vậy? - Tại người ấy làm điều bất nghĩa, lấy của người mà làm lợi cho mình.
Kẻ vào nhà người ta bắt trộm gà, vịt, chó, lợn, so với kẻ vào vườn người ta hái trộm đào mận, thì lại là bất nghĩa hơn nữa. Tại sao vậy? - Tại lấy của người càng nhiều, thì bất nhân càng lắm, tội càng nặng.
Kẻ vào chuồng người ta ăn trộm trâu, dê, ngựa, so với kẻ vào nhà người ta bắt trộm gà, vịt, chó, lợn, thì lại là bất nghĩa hơn nữa. Tại sao vậy? Tại lấy của người càng nhiều, thì bất nhân càng lắm, tội càng nặng.
Kẻ giết người lương thiện, ăn cướp của cải đồ đạc của người ta, so với kẻ vào chuồng ăn trộm trâu, bò, dê, ngựa thì lại là bất nghĩa hơn nữa. Tại sao vậy? - Tại lấy của người càng nhiều, thì bất nhân càng lắm, tội càng nặng...
Những việc như thế thiên hạ đều biết mà chê cười, cho là "bất nghĩa" cả. Đến như những việc bất nghĩa thậm tệ hơn nữa... thì thiên hạ không biết chê, lại ùa theo và khen ngợi mà cho là "nghĩa". Như thế thì có gọi được là biết phân biệt "nghĩa" với "bất nghĩa" hay không?
Giết một người cho là bất nghĩa, tất bắt một tội xử tử. Nếu cứ lấy lý này suy rộng ra, thì giết mười người là phạm mười điều bất nghĩa, tất phải chịu mười tội xử tử; giết một trăm người, là phạm một trăm điều bất nghĩa, tất phải chịu một trăm tội xử tử.
Những việc như thế, thiên hạ đều biết mà chê cười cho là bất nghĩa. Đến như những việc bất nghĩa thậm tệ hơn nữa, thì thiên hạ không biết chê, lại ùa theo và khen ngợi mà cho là nghĩa.
Thực không biết là bất nghĩa, cho nên mới cho là phải mà ghi chép vào sách để lại cho đời sau. Vì nếu quả biết là bất nghĩa, thì sao lại có ghi chép điều bất nghĩa mà để lại cho đời sau làm gì!
Nay có kẻ lúc thấy đen ít bảo là đen, lúc thấy đen nhiều lại bảo là trắng, thì ta cho kẻ ấy là người không biết phân biệt đen với trắng.
Lại có kẻ bảo nếm đắng ít cho là đắng, lúc nếm đắng nhiều cho là ngọt, thì ta cho kẻ ấy là người không biết phân biệt đắng, với ngọt.
Nay việc nhỏ mọn làm không phải, thì biết mà chê cười, việc to nhớn làm không phải, thì không biết chê, lại ùa theo và khen ngợi cho là nghĩa, như thế thì có gọi được rằng biết phân biệt nghĩa với bất nghĩa hay không? Thế mới biết thiên hạ bây giờ phân biệt nghĩa với bất nghĩa là nhầm lẫn cả.
MẶC TỬ
- Bất nghĩa: chẳng hợp nhẽ phải.
- Bất nhân: chẳng có lòng thương.
- Lương thiện: hiền lành không có làm điều gì trái lý, trái phép.
- Xử tử: bắt tội chết.
Tác giả vốn là một nhà kiêm ái nên cốt ý muốn công kích sự tranh đoạt mà khuyến khích người ta không nên hại lẫn nhau, vì đã có ý hại nhau tất chiếm đoạt của nhau, đều là có bụng tổn người để cầu lợi cho mình cả. Cho nên, muốn viện nhẽ gì để buộc tội ác cho người ta mà mua tiếng hay cho mình, thì cũng là bất nghĩa đáng chê cả. Thế mà ngán thay, thiên hạ đã không biết chê thì chớ, lại còn theo, còn khen, thực có khác nào như nối giáo cho giặc để tâng bốc những kẻ làm điều bất nghĩa lên không. Kẻ làm điều bất nghĩa thường vẫn sợ dư luận của thiên hạ, mà dư luận của thiên hạ nhầm lẫn đến thế, thì điều bất nghĩa ở đời càng mạnh, thật là ác hại càng tăng, biết bao giờ nhân tâm biến đổi mà ai nấy củng được hưởng cuộc Hoà bình? Kể từ đời Mặc Tử đến giờ xa cách bao nhiêu thế kỷ, mà nhân loại vẫn chỉ muốn nuốt lẫn nhau, kẻ khoẻ hiếp kẻ yếu, kẻ khôn lừa kẻ ngu, kẻ nhớn nạt kẻ nhỏ, số nhiều lấn số ít, xâu xé nhau, tranh cướp nhau, thực là đắm đuối trong các điều bất nghĩa đáng thương, đáng than thở vậy.
Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân biên soạn
theo bản in của Vĩnh Hưng Long Thư Quán xuất bản năm 1928
NHỜI BÌNH
Về câu chuyện Nghĩa và Bất Nghĩa trên đây, tác giả lập đi lập lại câu hỏi Tại sao vậy? và kết luận: Thế mới biết thiên hạ bây giờ phân biệt nghĩa với bất nghĩa là nhầm lẫn cả.
Xin mời Quý Vị đọc lại 3 vụ án và cùng suy gẫm:
Bị cáo Đặng Văn Hiến bị tuyên án mức án tử hình ở phiên tòa sơ thẩm |
|
Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm sáng nay 12-7 |
Các bị cáo được áp giải đến phiên tòa sáng nay 12-7 |
An ninh được thắt chặt tại phiên tòa |
Riêng ông Hiến và Trường sau khi đến nhà ông Lập đã gặp Đoàn Văn Diện cùng một số người trong gia đình Diện. Trong lúc ăn cơm, Hiến có nói cho mọi người biết, mình vừa gây ra vụ việc trên và muốn bỏ trốn một thời gian sẽ tìm cách ra đầu thú. Sau đó ông Hiến nhờ Diện cầm sim điện thoại của mình đến khu vực huyện Bù Đăng, lắp vào máy gọi vào tổng đài 900 để đánh lạc hướng Cơ quan công an nhằm dễ bề lẩn trốn. Sau đó Diện còn đưa ông Trường về nhà mình lẩn trốn một thời gian. Diện bị cơ quan công an khởi tố về tội “Che giấu tội phạm” nhưng cho tại ngoại. Ông Hiến khai mình nhờ Diện đánh lạc hướng công an là để tìm cơ hội đầu thú…
Văn Thành
Vụ án 3: Phiên tòa xét xử một vụ ăn trộm bánh mì ở New York năm 1935
Một buổi tối lạnh lẽo tháng 1/1935 tại một phường khó khăn nhất thuộc thành phố New York, một phiên tòa nhanh diễn ra. Bị cáo là một phụ nữ rách rưới, bị buộc tội ăn trộm một ổ bánh mì. Khuôn mặt bà âu sầu, ẩn ước vẻ xấu hổ.
Quan tòa hỏi: “Bị cáo, có đúng là bà đã ăn trộm bánh mì không?”
Người phụ nữ cúi đầu và lúng túng trả lời: “Đúng vậy! Thưa quan tòa, tôi thực sự đã ăn trộm bánh mì!”
Quan tòa lại hỏi: “Động cơ ăn trộm bánh mì của bà là gì? Có phải vì đói khát không?”
“Đúng ạ!” Người phụ nữ ngẩng đầu lên, đôi mắt nhìn vị thẩm phán và nói: “Đúng là tôi đói. Con rể đã bỏ rơi gia đình, con gái tôi thì bị bệnh còn 2 đứa cháu nhỏ đang chết đói. Chúng đã mấy ngày hôm nay không được ăn rồi. Tôi không thể trơ mắt nhìn chúng chết đói được, chúng vẫn còn quá nhỏ!”
Nghe người phụ nữ nói xong, mọi người xung quanh bắt đầu lầm rầm những tiếng bàn tán.
Tuy nhiên, người chủ cửa hàng nơi bị trộm bánh mì thì không đồng ý tha thứ. “Đây là một vùng kém an ninh, thưa Ngài,” ông nói. “Bà ấy phải bị trừng phạt để làm gương cho những người khác.”
Vị quan tòa thở dài, nhìn về phía người phụ nữ và nói: “Bị cáo, tôi phải làm việc theo lẽ công bằng, chấp hành theo pháp luật. Bà có hai lựa chọn: nộp phạt 10 đô la hoặc chấp nhận bị giam 10 ngày.”
Vị quan tòa này thực chất là thị trưởng của thành phố New York khi đó, ông Fiorello LaGuardia. Sau khi đọc tuyên án trên, ông đồng thời cũng đưa tay vào túi, lấy ra một tờ tiền và thả vào chiếc mũ của mình. Ông nói lớn, “Đây là 10 đô la mà tôi sẽ trả cho án phạt này. Ngoài ra tôi phạt mỗi người trong phòng xét xử này 50 cent, đó là số tiền phạt cho sự thờ ơ của chúng ta khi ở cùng khu phố mà lại để cho một người phụ nữ phải đi ăn trộm bánh mì về nuôi cháu. Ông Baliff, hãy đi thu tiền và đưa tặng cho bị cáo.”
Ngày hôm sau, tờ báo thành phố New York đưa tin đã có 47,5 đô la được gửi đến cho người phụ nữ khốn khó kia. 50 cent trong đó là do người chủ cửa hàng tạp hóa đóng góp, ngoài ra còn có khoảng vài chục bị cáo khác đang chờ xét xử, và các cảnh sát có mặt khi đó, họ đều vinh hạnh được đóng góp 50 cent và đứng dậy vỗ tay nhiệt liệt.
Mark Twain từng nói rằng: “Lương thiện là một loại ngôn ngữ phổ quát của thế giới, nó có thể khiến cho người mù cảm nhận được và người điếc nghe thấy được.” Khoản tiền phạt mà mọi người thành tâm nộp đã cho thấy: “lương thiện” không chỉ là một loại phẩm chất đối lập với sự lạnh lùng, gian trá, tàn nhẫn và tư lợi, mà còn là một loại khế ước về tinh thần. Con người đến thế gian này, với tư cách là một phần tử trong xã hội, là tự nhiên đã có một bản hợp đồng với xã hội. Hợp đồng đó chính là: Không bán rẻ lương tri.
Lòng người chỉ có hướng thiện mới có thể được ánh mặt trời chiếu rọi. Người hiểu được khế ước lương tri chính là người cao quý. Còn người sáng suốt thì biết được rằng họ sẽ phải trả giá đắt cho sự thờ ơ. (nguồn: internet).
(xin gửi thêm Nhời Bình qua email: binhbalme@gmail.com)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn