Bịt mõm thiên hạ

Thứ ba - 24/03/2020 03:12 |   848
Bịt mõm thiên hạ
Hãy sống như bạn muốn

Ngày xưa có đôi vợ chồng, họ có một cậu con trai 12 tuổi và một con lừa nhỏ. Một hôm họ quyết định đi chu du thiên hạ để xem nhân tình thế thái. Khi đi qua một làng đầu tiên họ nghe thấy những người ở đây thì thầm: "Xem thằng bé trên lưng lừa kìa, đúng là thứ không được dạy bảo đến nơi đến chốn... Ai lại ngồi thế khi cha mẹ phải lội bộ bên cạnh".


Nghe vậy người vợ liền nói với chồng: "Không thể để họ nói xấu về con mình như vậy được".

Người chồng bèn nhấc cậu bé xuống và nhảy lên lưng lừa ngồi.

Khi qua xóm thứ hai họ lại nghe mọi người ở đây xì xầm: "Xem kìa, thằng chồng kia quả là không biết xấu hổ, khỏe mạnh thế mà lại ngồi trên lưng lừa để vợ và con đi bộ."

Anh chồng liền nhảy xuống khỏi lưng lừa và để chị vợ ngồi lên. Hai cha con đi bên cạnh.

Qua xóm thứ ba họ lại nghe thấy người ta xì xầm: "Tội nghiệp anh chồng, làm lụng vất vả cả ngày kiếm cơm áo về cho gia đình lại phải đi bộ còn xem con vợ kìa. Cả thằng con nữa đúng là vô phúc mới có được bà mẹ như vậy."

Nghe vậy cả ba quyết định tất cả cùng ngồi lên lưng lừa rồi đi tiếp.

Khi đi qua một xóm nữa họ nghe thấy mọi người nói với nhau: "Đúng là lũ vô cảm, độc ác chẳng khác thú vật. Ba người ngồi trên lưng con vật nhỏ nhắn thế kia thì nó gẫy lưng mất chứ."

Nghe vậy ba người liền tụt khỏi lưng lừa và đi bên cạnh con vật.

Đến xóm tiếp theo mọi người cảm thấy không thể tin vào tai mình nữa khi nghe thấy dân đây cười nhạo báng: "Nhìn kìa, đúng là lũ ngu. Cả ba lết thết đi bộ trong khi con con lừa chẳng có gì trên lưng."

Kết luận: Người ta sẽ luôn luôn tìm cách chỉ trích bạn, nhạo báng bạn và hoàn toàn không đơn giản để tìm được một người chấp nhận bạn như bạn vốn vậy.

Cho nên: hãy sống như bạn cảm thấy là đúng đắn và hãy đi đến những miền mà trái tim bạn chỉ lối... Cuộc sống như một màn kịch không có phần tập dượt trước. Bởi vậy, hãy hát ca, nhảy múa và yêu mỗi một giây phút của cuộc đời bạn... trước khi vở kịch hạ màn không một tiếng vỗ tay.

 
Bịt mõm thiên hạ
 
Ngày xưa có một ông quan được triều đình triệu tập về triều đình họp. Ông đi qua dường phố cưỡi trên lưng một con bò cái và phía sau dùng một chiếc mo cau úp che khuất phần sau của con bò cái. Mọi người đều thắc mắc tại sao quan không cưỡi ngựa nhưng lại cưỡi con bò cái, đồng thời lại lấy mo cau che phần sau của con bò? Quan trả lời không chút ngập ngừng: Ta làm thế để “bịt mõm thiên hạ”.
 
Lời bàn: Câu chuyện làm ta nhớ lại Cha Võ Quốc Ngữ nhân ngày đi nhận xứ tại Hà Lan bằng  xe ngựa, chỉ duy nhất một mình, một vali ngồi trên xe ngựa dong duổi trên đường Quốc lộ 14. Câu chuyện đã từng được bàn tán sôi nổi một thời trong Giáo phận Ban-mê-thuột. Đây cũng là một hình ảnh đẹp của một Linh mục chính trực và khó nghèo. Có người cho là gàn dở nhưng trong tâm trí của những người giáo dân thì Ngài là biểu tượng của lòng kính trọng, không chịu khuất phục trước các thế lực. Ngài đã từng hét lớn: Linh mục là con chó trung thành của Thiên Chúa, chó thì phải sủa; nếu chó không sủa thì là chó chết…
 
Chia gia tài

Người cha nằm trên giường bệnh, muốn để lại gia tài cho các con. Ông cần một người quản lý biết tiết kiệm, sử dụng đồng tiền đúng chỗ. Ông kêu các con lại và bảo: "Trước khi cha chết, cha muốn biết xem các con sẽ tổ chức việc ma chay cho cha ra sao?" Người anh cả nói: gia đình ta bề thế, việc gì cũng phải tổ chức cho ra lẽ, con sẽ mổ bò giết trâu, quàn xác cha 3 ngày rồi mới động quan". Cha lắc đầu bảo không được, tốn kém quá. Người con thứ 2 sau khi rút kinh nghiệm của anh trai, trả lời: "Thưa cha để tiết kiệm, theo con nên rút bớt thời gian xuống một ngày như thế chi phí sẽ giảm được 2/3, còn mọi việc thì cứ diễn ra như thường lệ". Người con thứ 3 vốn biết tính cha mình keo kiệt và cuộc sống lại hay cậy vào sức mình mà thiếu niềm tin vào ơn trên, anh nói với cha: "Thưa cha, là người đàng nào cũng phải chết mà chết thì trở về tro bụi, con sẽ không tổ chức rềnh rang gì đâu, việc để xác cha lại chỉ cần nửa ngày là được vì sẽ giảm chi phí rất nhiều, sau đó sẽ hỏa thiêu xác cha, chỉ tốn củi mà không tốn chi cả, củi thì đầy rừng; sau đó sẽ hốt một ít bỏ vào tráp, phần còn lại rải ra đồng cho tốt lúa.

Người cha nghe xong gật gù và quyết định để lại gia tài cho người con thứ ba.

Riêng người con út trong các câu truyện cổ luôn là hình ảnh đẹp trong ý diễn tả của tác giả, nên không có ý kiến của người con út.

Còn chuyện thiên hạ thì ôi thôi! mặc nó. Nói sao cho hết.

Tay Chiêu góp nhặt
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây