KHÔNG CHỊU THEO LẼ PHẢN NGHỊCH

Thứ năm - 23/09/2021 21:31 | Tác giả bài viết: Cổ Học Tinh Hoa |   495
Năm 2019, Trang Nhà đã giới thiệu đến độc giả CỔ HỌC TINH HOA Quyển Nhất. Nay, xin kính mời tham khảo tiếp Quyển Nhị. (xin gửi Nhời Bình qua email: binhbalme@gmail.com)
KHÔNG CHỊU THEO LẼ PHẢN NGHỊCH

KHÔNG CHỊU THEO LẼ PHẢN NGHỊCH

Trần Hằng lúc giết vua xong, sai sáu người dũng sĩ đến bắt Tử Uyên Thê phải theo mình.

Tử Uyên Thê nói:

- Nhà ngươi muốn cho ta vào đảng ý hẳn cho ta là "trí” chăng, nhưng bầy tôi giết vua chẳng phải là trí; cho ta là "nhân" chăng, nhưng thấy lợi mà phản nước chẳng phải là nhân; cho ta là "dũng” chăng, nhưng đem binh đến ăn hiếp ta, ta sợ mà theo ngươi, cũng chẳng phải là dũng.

Ví bằng ta không có ba điều ấy, ta về bè với ngươi thì có bổ ích gì cho ngươi. Ví bằng ta có ba điều ấy, thì đời nào ta theo ngươi mà ngươi dỗ.

Trần Hằng bèn tha Tử Uyên Thê.

TÂN TỰ

GIẢI NGHĨA

- Trần Hằng: người quyền thần thời Xuân Thu giết vua Giản Công nước Tề lập vua Bình Công.

- Dũng sĩ: kẻ sức lực can đảm hơn người.

- Đảng: cũng nghĩa như bọn, tụi, bè.

- Trí: khôn ngoan quyền biến.

- Nhân: thương người và trung hậu.

- Dũng: khoẻ mạnh can đảm.

- Tân tự: sách của Lưu Hướng người đời nhà Hán soạn.

NHỜI BÀN

Trần Hằng mà dụ Tử Uyên Thê vào đảng là ý mong cậy Tử Uyên Thê về sau này nhiều lắm. Không ngờ Tử Uyên Thê đáp hắn mà thực là người đủ trí, nhân, dũng, thì bao giờ mình dỗ được, mà nếu hắn lại là người trí, nhân, dũng đều không có thì dỗ hắn về mà có ích chi! Câu đáp thật khéo, thật có lý khiến cho Trần Hằng suy nghĩ cả đôi đường mà phải thôi dỗ ngay không còn do dự gì nữa.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân biên soạn
theo bản in của Vĩnh Hưng Long Thư Quán xuất bản năm 1928


NHỜI BÌNH

Không chịu theo lẽ phản nghịch, ấy là người quân tử. Những kẻ phản nghịch, ắt có ngày sẽ bị trừng trị thích đáng.

http://123.31.47.99/medias/public/Archives/head/pictures/2019/thang9/ngay20/dautich.jpg
Văn bia Quế Lâm Ngự Chế được khắc trên vách đá. Ảnh: Nguyên Thanh

Từ khi lên ngôi, vua Lê Thái Tông rất chú ý tới miền Tây Bắc. Để củng cố và đảm bảo sự thống nhất quốc gia, trong 9 năm trị vì đất nước, vua Lê Thái Tông đã 2 lần chỉ huy quân sĩ lên miền Tây Bắc dẹp bọn phản nghịch. Tháng 3 năm Canh Thân (1440), vua Lê Thái Tông lần đầu tiên thân chinh cùng quân sĩ lên trấn miền Tây Bắc đi đánh thổ quân Thượng Nghiễm ở châu Mường Muổi (nay là huyện Thuận Châu) phản nghịch, đem quân theo người Ai Lao làm phản. Đi tới đâu đội quân cũng được nhân dân ủng hộ nên quân của triều đình đã nhanh chóng dẹp yên bọn phản loạn. 

Trên đường về, nhà vua cùng quân sĩ nghỉ chân tại Thẳm Báo Ké. Thấy nơi đây cảnh đẹp, địa lý thuận lợi, nhà vua đã để lại bài thơ chữ Hán “Quế Lâm Ngự Chế” trên vách đá phẳng, dựng đứng trước cửa hang Thẳm Báo Ké. Bài thơ được lược dịch như sau: 

“Nghĩ tới người xa đêm khổ tâm
Thổ tù sao lại dám quên thân
Thế gian đã có anh hùng chúa
Thiên hạ ai tha kẻ nghịch thần
Đường sá khó khăn đừng cậy hiểm
Hang cùng đá ấm áp hơn xuân
Yên được dân lành nhơ nhớp hết
Dân xa được hưởng tấm lòng nhân”.


(xin gửi thêm Nhời Bình qua email: binhbalme@gmail.com)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây