ĐÂY MỚI THẬT LÀ THẦY

Thứ hai - 07/12/2020 05:15 |   715
Năm 2019, Trang Nhà đã giới thiệu đến độc giả CỔ HỌC TINH HOA Quyển Nhất. Nay, xin kính mời tham khảo tiếp Quyển Nhị. (xin gửi Nhời Bình qua email: binhbalme@gmail.com)
tâm
tâm

ĐÂY MỚI THẬT LÀ THẦY

Từ Tuân Minh, người ở Hoa âm thân thể to nhớn, bồ côi từ thuở nhỏ, tính hiếu học, mười bảy tuổi theo Mao Linh Hòa sang học Vương Thông ở Sơn Đông. Học một năm thi từ biệt. Rồi sang Yên, Triệu, lại học ông Trương Ngô Quý. Học trò ông Ngô Quý rất đông. Tuân Minh dụng tâm học vài tháng. Sau nói chuyên riêng với người bạn rằng:

Thầy ta đây danh tiếng tuy lừng lẫy song nghĩa lý không được quán triệt. Phàm những câu ngài giảng thuyết, phần nhiều chẳng được thoả lòng ta. Ta muốn lại tìm thầy khác.

Rồi bèn cùng Điền Mánh Lược sang Phạm Dương, thụ nghiệp ông Tôn Mãi Đức, Nhưng học vừa được một năm, lại muốn bỏ đi. Mãnh Lược bảo Tuân Minh rằng:

Anh tuổi còn trẻ, theo thầy học hành, chẳng chịu chuyên học một thầy, cứ nay thầy này, mai thầy khác, nay tìm đến, mai bỏ đi, nghìn dặm xa xôi, sách vở mang cắp, học hành như vậy, sợ không thành được.  

- Tuân Minh nói: Ta nay mới biết chỗ ở của ông thầy đích thật là ông thầy.

- Mãnh Lược nói: Ở đâu?

- Tuân Minh chỉ vào "tâm" nói: Đây, chính ở chỗ này.

Rồi tự bấy giờ Tuân Minh học lấy một mình, hết sức suy nghĩ, sáu năm không ra khỏi nhà. Khi mỏi mệt, thường đàn địch để di dưỡng tính tình. Sau thành một bực đại nho.

NGUỴ THƯ TỪ TUÂN MINH TRUYỆN

GIẢI NGHĨA

- Tử Tuân Minh: một bực đại nho đời hậu Nguy.

- Cả Mao Linh Hòa, Vương Thông, Trương Ngô Quý, Điển Mãnh Lược, Tôn Mãi Đức cũng là mấy bực đại nho thời bấy giờ.

- Hiếu học: thích học.

- Sơn Đông: tên tỉnh ở vào hạ lưu sông Hồng Hà.

- Từ biệt: từ giã ai để đi nơi khác.

- Dụng tâm: chăm chăm để bụng định làm một việc gì.

- Quán triệt: thấu suốt không sót nhẽ gì.

- Giảng thuyết: giảng giải và nói rõ ràng cho người ta nghe ra.

- Phạm Dương: tên đất ở vảo tỉnh Trực Lệ ngày nay.

- Thụ nghiệp: đến học một nghề gì của thầy.

- Tâm: quả tim, đời cổ cho là một cơ thể, tư lự, ý thức, tinh thần của người ta đều ở đấy ra cả.

- Di dưỡng tính tình: làm cho tính tình vui hả.

NHỜI BÀN

Học cần phải có thầy, cần phải có sách, cái đó là nhẽ thường, ai đi học cũng khó vượt được hai điều ấy. Song khi học đã quá cao lên, nhất về mặt văn chương, triết lý, bảo muốn tìm cho thực có thầy giỏi để thụ nghiệp, không phải là dễ vậy.

Bấy giờ tất nhiên phải như Từ Tuân Minh đây, lấy "tâm" làm thầy là hơn cả. Vì cội rễ muôn nghìn điều phải, điều lành đều do ở như tâm. Học thế nào cho thấy tâm được yên thoả, được quang minh như gương sáng, như nước lặng, ngoại vật lại chẳng rối, ngoại vật đi chẳng lưu, mới gọi là học vậy.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân biên soạn
theo bản in của Vĩnh Hưng Long Thư Quán xuất bản năm 1928


NHỜI BÌNH

Người thầy đích thực

Chính Đức Giêsu là Người thầy đích thực, là vị tôn sư lỗi lạc.

Ngài được gọi là thầy dạy đáng kính phục, khiến mọi người đều kinh ngạc. Những lời Ngài giảng dạy đều có uy quyền, không như các kinh sư (Mc 1,27).

Ngài là thầy dạy khát khao; khát khao điều chân, thiện, mỹ; khát khao tìm được hạnh phúc viên mãn; khát khao tìm về mục đích tối hậu là Ngài và cũng là Thiên Chúa.

Vì thế, trong cuộc đời dương thế của Đức Giêsu, Ngài ra sức dạy bảo các môn đệ thực thi những điều hay lẽ phải. Ngài luôn luôn mời gọi các môn đệ cũng như tất cả mọi người hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.

Đặc biệt hơn nữa là Ngài truyền dạy các môn đệ thực hiện đó là hãy yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương (Ga 15,14-17). Nhưng để thực thi những lệnh truyền đó, các môn đệ không biết phải làm sao. Chính vì thế mà các môn đệ đã cầu xin Đức Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện để có thể thi hành điều mà Ngài truyền dạy (Lc 11,1).


(xin gửi thêm Nhời Bình qua email: binhbalme@gmail.com)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây