BA ĐIỀU PHẢI NGHĨ

Thứ bảy - 09/01/2021 02:25 |   885
Năm 2019, Trang Nhà đã giới thiệu đến độc giả CỔ HỌC TINH HOA Quyển Nhất. Nay, xin kính mời tham khảo tiếp Quyển Nhị. (xin gửi Nhời Bình qua email: binhbalme@gmail.com)
BA ĐIỀU PHẢI NGHĨ

BA ĐIỀU PHẢI NGHĨ

Đức Khổng Tử nói: Người quân tử có ba điều phải nghĩ, ta chẳng nên chẳng xét đến:

Lúc nhỏ mà chẳng học, đến lúc nhớn, ngu dốt không làm được việc gì; lúc già mà không đem những điều mình biết để dạy người, sau đến khi chết chẳng ai thương tiếc; lúc giàu có mà chẳng bố thí, đến lúc khốn cùng chẳng ai cứu giúp. Cho nên người quân tử lúc nhỏ nghĩ đến lúc nhớn thì chăm học, lúc già nghĩ đến lúc chết thì chăm dạy, lúc có nghĩ đến lúc không thì chăm cứu giúp kẻ nghèo khổ.

GIA NGỮ

GIẢI NGHĨA

- Quân tử: bực tài đức hơn người.

- Bố thí: đem của mình cho người ta để cứu giúp người ta.

- Khốn cùng: khốn quẫn cùng khổ, ăn không có, ở không yên.

NHỜI BÀN

Lúc nhỏ mà nghĩ đến lúc nhớn, lúc già mà nghĩ đến lúc chết, đang giàu mà nghĩ đến nỗi nghèo khổ, ba điều người quân tử phải nghĩ ấy tức là ba điều dự bị lo xa vậy. Phàm người ta có chịu trông xa như thế mới là biết phòng bị những cái lo tự trước khi nó xảy ra, mà tức lại là giữ cho nó không xảy ra vậy. Đức Khổng Tử còn có câu nói: "Người ta không nghĩ xa, tất có cái lo gần”[1] cũng là có cái nghĩa dự phòng như câu nói trong bài này.

Chú thích

  • Câu chữ Hán là: Nhân vô viễn tự, tất hữu cận ưu.

Cổ Học Tinh Hoa - Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân biên soạn
theo bản in của Vĩnh Hưng Long Thư Quán xuất bản năm 1928


NHỜI BÌNH

Đức Khổng Tử nói: “Lúc nhỏ mà chẳng học, đến lúc nhớn, ngu dốt không làm được việc gì”.

Các cụ nói: “Ấu bất học lão hà vi. Ngọc bất trác bất thành khí. Nhân bất học bất tri lý”.

Thời chiến tranh, “xếp bút nghiên” lên đường nhập ngũ, thế là: “Nhân bất học bất tri lý, nhỏ không học, lớn làm... đại úy”.

Thời nay, ở tỉnh Quảng Ninh có ông Phạm Thanh Phong, chưa học hết chương trình bổ túc văn hóa cấp 3, nhưng vẫn làm giám đốc Sở Tư pháp. Bị chất vấn, ông ấy bảo rằng... “mất học bạ”, nhưng không có bất cứ một chứng thực nào của nhà trường hoặc giáo viên đã từng dạy ông ấy. Thế nên: “Nhỏ không học, lớn làm... giám đốc Sở Tư pháp”!?



(xin gửi thêm Nhời Bình qua email: binhbalme@gmail.com)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây